top of page

Hồng Cường tổng hợp các bệnh về lưỡi

Lưỡi là bộ phận mang nhiều chức năng quan trọng như ăn uống, giao tiếp,…do đó tổn thương ở lưỡi thường khiến cho bệnh nhân cảm thấy vô cùng khó khăn trong cuộc sống và làm suy giảm sức khỏe rõ rệt. Cùng với các chuyên gia đến từ Phòng Khám Đa Khoa Hồng Cường điểm qua một số bệnh về lưỡi thường gặp và phương án điều trị cụ thể.

Viêm lưỡi bệnh lý: bệnh về lưỡi thường gặp

Viêm lưỡi do nhiễm khuẩn, nấm, mẫn cảm có thể là bệnh nguyên phát của lưỡi hoặc triệu chứng của một bệnh khác như cơ thể thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B, thiếu vitamin PP, thiếu máu ác tính hoặc thiếu sắt; một số bệnh da phát triển toàn thân như lichen phẳng, áp tơ, giang mai, ung thư …. Có thể phân chia viêm lưỡi thành 3 loại:

  • Viêm lưỡi cấp tính: viêm lưỡi xuất hiện đột ngột đi kèm các triệu chứng nghiêm trọng

  • Viêm lưỡi mãn tính: tình trạng viêm lưỡi tái phát nhiều lần

  • Viêm lưỡi Hunter (viêm lưỡi teo): bệnh phát triển khi nhiều nhú lưỡi bị mất, lưỡi bị thay đổi về màu sắc và kết cấu lưỡi

Điều trị viêm lưỡi cần theo chỉ dẫn của bác sĩ, có thể sử dụng kháng sinh nếu nhiễm vi trùng, kháng virus nếu do virus, kháng nấm nếu viêm do nấm, bổ sung vitamin nếu viêm lưỡi do thiếu vitamin. Ngoài ra, bệnh nhân cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tránh các chất kích thích cay nóng, bia rượu.

Viêm lưỡi di trú

Đây là bệnh do bề mặt lưỡi tự thay da, lớp trên cùng của phần da lưỡi không thường xuyên được thay thế hay da lưỡi bị bong tróc quá sớm để lại khu vực đỏ trông như vết xước trên da dẫn đến đau lưỡi. Các nguyên nhân khác có thể do tiền sử gia đình hoặc lưỡi bị nứt nẻ. Để phòng ngừa viêm lưỡi di trú cần:

  • Không ăn các loại thực phẩm cay nóng, mặn hoặc có tính axit

  • Không hút thuốc lá

  • Không dùng kem đánh răng chứa hương liệu nặng, có tác nhân làm trắng răng

Viêm lưỡi bản đồ

Gọi là viêm lưỡi bản đồ vì những gờ hình ngoằn ngoèo làm cho bề mặt của lưỡi giống như hình bản đồ, xuất hiện trong một thời gian dài. Triệu chứng trên lưng lưỡi xuất hiện những viền màu trắng, phía trong có màu đỏ sẫm hơn màu lưỡi bình thường, làm mất gai lưỡi. Viêm lưỡi bản đồ cũng là bệnh viêm lành tính, nếu không bị loét thì không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt. Có thể điều trị bằng thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc bôi tại chỗ theo chỉ định của bác sĩ và súc miệng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Bên cạnh đó, bệnh nhân tránh những thức ăn cay, nóng và đồ uống có cồn.


Loét lưỡi Apthae

Loét lưỡi apthae là tình trạng lưỡi xuất hiện các vết loét ở mặt bụng lưỡi hay ở chóp lưỡi khiến bệnh nhân rất khó chịu và đau, ảnh hưởng đến chức năng nhai và phát âm. Loét tái phát nhiều lần sẽ khiến người bệnh sụt cân, lo lắng, chất lượng cuộc sống giảm sút. Có thể phân chia loét apthae thành 3 thể theo kích thước, số lượng, thời gian vết loét:

  • Loét apthae nhỏ: số lượng một hoặc nhiều, kích thước dưới 5mm, trong 7-10 ngày sẽ lành, không để lại sẹo

  • Loét apthae lớn: số lượng một hoặc nhiều, kích thước từ 1-3 cm, kéo dài tới 6 tuần, khi lành sẽ để lại sẹo

  • Loét dạng herpes: số lượng 10-100 có kích thước 1-3mm, loét nông và dưới 7 ngày sẽ khỏi.



Lưỡi trắng

Lưỡi trắng là tình trạng lưỡi không hồng tươi mà có màu trắng toàn bề mặt lưỡi do viêm nhiễm. Lưỡi trắng chủ yếu do thói quen vệ sinh răng miệng chưa tốt, mắc chứng hôi miệng, khô miệng, hay hút thuốc lá và uống rượu bia. Khắc phục tình trạng trắng lưỡi rất đơn giản, chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, cạo lưỡi đều đặn, uống nhiều nước lọc và các loại nước hoa quả giúp sạch miệng. Ngoài ra, bệnh nhân có thể làm sạch miệng bằng cách vệ sinh lưỡi và niêm mạc miệng nhẹ nhàng với mật ong trộn chung với một chút nghệ bột sẽ giúp niêm mạc lưỡi và miệng mau phục hồi.

Bạch sản

Bạch sản là một dạng sang thương có khuynh hướng ác tính hóa, lưỡi và sàn miệng xuất hiện những mảng trắng đồng đều có thể lành tính hoặc hóa ác nên bệnh nhân không thể chủ quan, cần làm sinh thiết để xác định được mức độ bệnh. Có thể áp dụng các phương pháp sau để điều trị bệnh bạch sản:

  • Bệnh lành tính: các vết loét sẽ tự lành, không cần phương pháp điều trị nào mà chỉ cần tránh các yếu tố nguy cơ gây bệnh

  • Bệnh ác tính: khi sinh thiết cho kết quả dương tính với ung thư miệng, cần loại bỏ các vết loét tránh lây lan ung thư.

Phòng ngừa bệnh bạch sản bằng cách không hút thuốc lá, hạn chế đồ uống có cồn, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi…

Ung thư lưỡi

Thường gặp là ung thư tế bào vẩy. Ðây là loại ung thư thường gặp nhất ở vùng miệng và lưỡi. Ung thư có thể xuất hiện dưới hình thức là một bạch sản trước đó hoặc cũng hoàn toàn không có triệu chứng gì. Triệu chứng duy nhất để nghi ngờ bệnh là xuất hiện vết loét lâu ngày, màu trắng hay đỏ ở bờ bên của lưỡi,rất đau. Ngoài ra còn đi kèm các triệu chứng khác bao gồm:

  • Đau hàm và đau họng

  • Đau khi nuốt

  • Khi nuốt có vướng mắc ở họng

  • Bị cứng lưỡi hoặc hàm

  • Khó khăn khi nhai và nuốt đồ ăn

  • Chảy máu lưỡi không lý do

  • Khối bất thường trên lưỡi không tự biến mất

Điều trị ung thư lưỡi bằng cách phẫu thuật loại bỏ phần mô ung thư, độ phức tạp của cuộc phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào kích thước khối u. Song hành với phẫu thuật, bệnh nhân sẽ cần thêm hóa trị hoặc xạ trị để loại bỏ tối đa tế bào ung thư còn sót lại.


Xem thêm báo 24h nói về chúng tôi: Địa chỉ điều trị bệnh hiệu quả và tiết kiệm: https://bit.ly/36ry3dS #titanhealthy #healthyblog #dakhoahongcuong


PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG CƯỜNG

Thời gian hoạt động: 8:00 – 20:00 kể cả ngày lễ

Địa chỉ phòng khám: 87-89 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM

Hotline tư vấn: 0(028) 3863 9888


コメント


Capture1.JPG
bottom of page