Rabeprazole là hoạt chất thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, được bào chế dạng viên nén, viên con nhộng và dạng bột pha tiêm. Hoạt chất này được sử dụng trong điều trị tình trạng ợ chua, ợ hơi và phòng ngừa ung thư thực quản.
Đôi nét cơ bản về hoạt chất Rabeprazole
Cơ chế hoạt động của thuốc
Rabeprazole là chất ức chế bơm proton có khả năng hạn chế sự sản xuất axit trong dạ dày. Hoạt chất này thường được sử dụng để điều chế các loại thuốc điều trị bệnh lý liên quan đến việc quản lý nồng độ axit dạ dày.
Tác dụng phổ biến của hoạt chất là:
♦ Ức chế quá trình tiết axit dạ dày
♦ Có khả năng hoạt động như chất chống loét
Đối tượng dùng hoạt chất
Hoạt chất Rabeprazole được chỉ định trong điều trị một số bệnh lý và tình trạng sau:
♦ Trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét da dày & tá tràng
♦ Hội chứng Ellison, hội chứng Zollinger
♦ Ợ nóng, ợ chua, ợ hơi
♦ Ho dai dẳng và có cảm giác khó nuốt
♦ Ngăn ngừa loét dạ dày và phòng ngừa bệnh ung thư thực quản
Chống chỉ định với đối tượng
♦ Chống chỉ định sử dụng cho những ai bị dị ứng với Rabeprazole hoặc mẫn cảm với chất dẫn xuất benzinidazole
Hướng dẫn sử dụng hoạt chất Rabeprazole hiệu quả
Trước khi sử dụng Rabeprazole, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, hoặc có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ kê đơn để biết cách sử dụng thuốc hiệu quả.
Thông tin về cách dùng – liều dùng được cung cấp bên dưới chỉ phù hợp với những trường hợp phổ biến, có sức khỏe bình thường và không thể thay thế hướng dẫn – chỉ định của nhân viên y tế.
Liều dùng
Liều dùng thuốc dành cho người lớn
Dạng viên nén
♦ Trào ngược thực quản: 1 viên 20 mg/ ngày. Sử dụng Rabeprazole liên tục từ 4 – 8 tuần.
♦ Loét dạ dày & tá tràng: 1 viên 20 mg/ ngày, sử dụng trong 4 tuần.
♦ Hội chứng Zollinger & Ellison: Liều khời đầu là 60mg, những liều tiếp theo điều chỉnh theo chỉ định của bác sĩ.
♦ Viêm thực quản ăn mòn: 20 mg/ ngày trong 4 – 8 tuần. Nếu cần thiết có thể xem xét đến việc sử dụng liệu trình thứ hai.
Rabeprazole dạng thuốc tiêm
♦ Loét dạ dày & tá tràng cấp tính: Dùng 20 mg/ lần/ ngày. Sau đó dùng liều duy trì 10 mg – 20 mg/ ngày theo yêu cầu của bác sĩ.
♦ Trào ngược dạ dày thực quản: Liều dùng 10 – 20 mg/ lần/ ngày
♦ Hội chứng Zollinger & Ellison: Liều khời đầu là 60mg, những liều tiếp theo điều chỉnh theo chỉ định của bác sĩ.
Liều dùng điều trị trào ngược thực quản đối với trẻ em
♦ Trẻ em 1 tuổi – 11 tuổi: Sử dụng 5mg/ ngày nếu dưới 15 kg, 10mg/ ngày nếu trên 15 kg.
♦ Trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Dùng 10 mg/ ngày
♦ Thời gian điều trị tối đa với Rabeprazole: 12 tuần
Cách dùng thuốc
♦ Dạng viên nén: Uống thuốc với một ly nước lọc đầy và nuốt cả viên thuốc. Không bẻ nhỏ, nghiền nhuyễn, hoặc nhai nát viên thuốc khi sử dụng. Vì điều này có thể làm tăng tốc độ giải phóng hoạt chất, gây nên một số rủi ro không mong muốn.
♦ Dạng viên con nhộng: Uống thuốc trước bữa ăn 30 phút. Không nuốt cả viên thuốc, mà nên mở viên thuốc và rắc thuốc vào một lượng nhỏ thức ăn mềm (sữa chua, táo xay) hoặc chất lỏng, nước uống.
Thức ăn mềm hay chất lỏng được chuẩn bị phải có nhiệt độ tương được hoặc thấp hơn nhiệt độ phòng. Sử dụng hỗn hợp trong vòng 15 phút sau khi chuẩn bị, không nhai hay trộn hỗn hợp.
Bảo quản thuốc
♦ Bảo quản Rabeprazole nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp. Không bảo quản thuốc ở nơi có nhiệt độ, độ ẩm cao. Đặt thuốc Rabeprazole xa tầm tay của trẻ em.
♦ Khi thuốc đã hết hạn hoặc không có có nhu cầu sử dụng, hãy vứt thuốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Không bỏ thuốc xuống đường ống thoát nước, bồn cầu…
♦ Không cho người khác sử dụng thuốc ngay cả khi họ có triệu chứng bệnh tương tự.
Dùng hoạt chất Rabeprazole cần chú ý thêm
Tương tự như những loại thuốc ức chế bơm proton khác, Rabeprazole cũng có thể gây ra một số vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì thế, người bệnh nên tham khảo một số thông tin để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thuốc.
Thận trọng khi sử dụng
Trước khi sử dụng Rabeprazole, người bệnh cần tìm hiểu một số vấn đề về dị ứng và việc sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai… để phòng tránh những hậu quả nghiêm trọng.
♦ Phụ nữ mang thai, người mẹ cho con bú: Mặc dù chưa có ghi nhận về những tác dụng tiêu cực của thuốc với nhóm đối tượng này. Thế nhưng nếu đang mang thai hay cho con bú, người bệnh cũng cần thông báo với bác sĩ.
♦ Bệnh nhi: Không sử dụng Rabeprazole cho trẻ em dưới 1 tuổi nếu không nhận được chỉ định từ bác sĩ.
♦ Dị ứng: Hãy thông báo với bác sĩ nếu người bệnh từng có tiền sử dị ứng thuốc, dị ứng với hoạt chất hay kháng sinh.
Tác dụng phụ từ thuốc
Trong thời gian điều trị với Rabeprazole, người bệnh có thể dễ gặp phải các tác dụng phụ như:
♦ Đau đầu
♦ Rối loạn tiêu hóa: táo bón, tiêu chảy, phân có máu
♦ Nồng độ magie trong máu suy giảm; nhịp tim đập nhanh – chậm – đập bất thường
♦ Co thắt, co giật, cơ bắp run dai dẳng
♦ Triệu chứng Lupus ban đỏ như: Sốt, phát ban, đau khớp
Comments