Thuốc Ezinol chỉ định dùng cho bệnh nhân bị hen suyễn, viêm hô hấp mãn tính hoặc ho cấp tính… Thuốc giúp kiểm soát hen phế quản hiệu quả. Nhưng để mang đến hiệu quả tốt nhất khi dùng, người bệnh cần hiểu rõ cách dùng chính xác. Nội dung ngay sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra tất cả những thông tin có liên quan đến dòng thuốc Ezinol này.
TỔNG QUAN THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ THUỐC EZINOL
Ezinol chính là dòng thuốc điều trị tình trạng viêm phế quản và nó được bào chế dưới dạng viên nén bao phim. Hoạt chất của thuốc là Eprazinone và nó thuộc về nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp.
1. Tác dụng thuốc
Nhờ thành phần chính trong thuốc là Eprazinone dihydroclorid 50mg nên thuốc có dược lực học là dẫn xuất Piperazine. Do vậy nó giúp điều tiết những chất nhầy, đàm tại cổ họng hiệu quả.
Sau khi uống thuốc thì nồng độ cao nhất sẽ đạt được sau 1 giờ. Và thuốc Ezinol sẽ được chuyển hóa qua gan với thời gian bán hủy thải trừ trong vòng 6 giờ đồng hồ. Và công dụng của Ezinol đó chính là:
Giúp long đàm, giảm ho, hỗ trợ để điều trị tình trạng viêm phế quản dù là cấp hoặc mãn tính. Điều trị viêm mũi dị ứng, giảm thiểu tình trạng suy hô hấp mãn tính, điều trị ho cấp hoặc mãn tính. Đồng thời thuốc còn giúp kiểm soát hen phế quản thông minh.
Bên cạnh đó thuốc vẫn còn được chỉ định điều trị một số trường hợp khác nhưng chưa được kể ra ở trên.
2. Cách dùng thuốc Ezinol
Bệnh nhân sử dụng thuốc dựa theo chỉ dẫn của bác sĩ và tuyệt đối không được dùng thuốc Ezinol với số lượng, số lần nhiều hơn hay ít hơn so với chỉ định.
Thuốc thường sẽ được dùng 3 lần mỗi ngày và uống sau khi ăn. Thời gian để điều trị sẽ diễn ra không quá 5 ngày trừ khi là yêu cầu bác sĩ.
Liều dùng khuyến cáo của Ezinol:
♦ Đối tượng người lớn sẽ uống từ 3 đến 6 viên một ngày và chia làm 3 lần, mỗi lần dùng 1 đến 2 viên.
♦ Đối tượng trẻ em cần tham khảo kỹ ý kiến từ bác sĩ trước khi sử dụng Ezinol.
3. Cách bảo quản thuốc
Hãy để Ezinol ở nơi mát mẻ, sạch sẽ và thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, độ ẩm cao. Tốt nhất nên để thuốc ở nơi nhiệt độ phòng, tránh đặt thuốc tại bếp hoặc phòng tắm, ngăn đá tủ lạnh.
Nếu thuốc đã hết hạn tuyệt đối không được dùng. Hạn sử dụng của Ezinol là 36 tháng kể từ ngày được sản xuất.
4. Hàm lượng cùng dạng bào chế thuốc
Thuốc Ezinol được bào chế với 2 dạng là viên nén bao phim hoặc dạng viên nang mềm. Trong đó thì viên nén bao phim được dùng phổ biến hơn. Thuốc sẽ được đóng gói thành vỉ và mỗi hộp thuốc sẽ có 2 vỉ.
CÁC VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM VỚI THUỐC EZINOL
1. Trường hợp chống chỉ định
Những trường hợp như sau không được dùng thuốc: Đối tượng tiền sử bị chứng co giật, tiền sử hoặc cơ địa mẫn cảm cùng bất cứ thành phần nào trong thuốc, chị em phụ nữ đang mang thai. Mặc dù vẫn chưa có báo cáo lâm sàng về Ezinol gây hại cho thai nhi. Nhưng để đảm bảo an toàn thì chị em nên lắng nghe tư vấn từ bác sĩ.
2. Tác dụng phụ của Ezinol
Dùng thuốc trong thời gian dài thì bệnh nhân có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ phổ biến như là: Bị nôn, buồn nôn, bị đau dạ dày, bị dị ứng da, tiêu chảy, nhức đầu thường xuyên, mệt mỏi hoặc chóng mặt.
Ngoài ra thì người bệnh cũng có thể sẽ gặp phải những tác dụng phụ chủ quan khác. Do vậy bệnh nhân cần liên hệ ngay với bác sĩ nếu bản thân thấy xuất hiện những triệu chứng bất thường sau khi dùng thuốc.
3. Về tương tác thuốc
Với Ezinol thì nó có thể làm thay đổi khả năng hoạt động một số dòng thuốc khác mà người bệnh đang sử dụng. Mặc khác nó làm tăng nguy cơ mắc những tác dụng phụ không mong muốn. Do vậy để ngăn chặn tình trạng này xảy ra thì bạn cũng cần thông báo kỹ càng với bác sĩ tất cả loại thuốc mà mình đang dùng. Bác sĩ sẽ có được giải pháp thay thế phù hợp.
Thường thì Ezinol sẽ phản ứng tương tác cùng một số loại thuốc long đàm và điều trị ho. Do vậy tuyệt đối không dùng chung những loại thuốc này cùng nhau.
4. Thận trọng trong quá trình dùng thuốc
Nếu bệnh nhân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì không nên dùng Ezinol:
♦ Hiện đang dùng hoặc đã dùng 1 tháng trở lại loại thuốc kê toa, không kê toa, thảo dược, thực phẩm chức năng.
♦ Tiền sử bị mắc phải những bệnh lý thần kinh, viêm phế quản mãn tính, bệnh phổi, đàm đặc, sốt cao.
♦ Điều khiển phương tiện giao thông, sử dụng máy móc thường xuyên hoặc là công việc đòi hỏi cần có được sự tập trung cao.
♦ Đối tượng chị em phụ nữ đang cho con bú cũng cần thận trọng khi dùng Ezinol.
5. Nếu dùng thiếu liều hoặc quá liều
♦ ♦ ♦ Nếu dùng thiếu liều: Bệnh nhân phải bổ sung ngay sau khi vừa nhớ ra. Nhưng nếu như thời điểm nhớ ra lại sắp đến giờ uống liều tiếp theo thì hãy bỏ qua. Bởi vì nếu bạn gấp đôi liều lượng sẽ gây tình trạng quá liều. Lưu ý rằng nếu dùng thiếu liều thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả chữa trị.
♦ ♦ ♦ Nếu dùng quá liều: Khi dùng Ezinol quá liều thì bệnh nhân sẽ có thể bị co giật. Do vậy nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được bác sĩ hỗ trợ phương pháp khắc phục tốt nhất.
Comments