Hiện tượng nổi chấm đỏ trên da và ngứa khá phổ biến, và đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề về da hoặc các bệnh lý sau:
Chứng khô da
► Khô da có thể là do: cơ địa, thời tiết, thói quen chăm sóc và giữ gìn vệ sinh da… Khô da là một trong những nguyên nhân khiến da xuất hiện các rối loạn trên bề mặt lớp biểu bì, dẫn đến tình trạng nổi chấm đỏ trên da và ngứa.
Biện pháp xử lý
► Khô da không gây nguy hiểm, nhưng nếu tình trạng này kéo dài có thể gây nứt da, chảy máu và nhiễm trùng… nên cần có biện pháp khắc phục. Cụ thể: Chăm sóc da kỹ lưỡng, thay đổi thói sinh hoạt, vệ sinh và bảo vệ da đúng cách; sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp với da… có thể cải thiện tình trạng khô da và phòng ngừa những đợt khô da tái phát.
Dị ứng da
► Dị ứng da có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến hơn hết là do: dị ứng thời tiết, thực phẩm, các loại hóa chất, chất liệu vải, kim loại… Tùy theo cơ địa mà mỗi bệnh nhân sẽ có phản ứng dị ứng với các yếu tố khác nhau.
Biện pháp xử lý
► Dị ứng do nhiều nguyên nhân và có mức độ khác nhau, do đó để khắc phục tình trạng nổi chấm đỏ trên da và ngứa do dị ứng cũng tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
► Đối với những trường hợp dị ứng nhẹ, người bệnh chỉ cần tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng là có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Nếu dị ứng nặng, nên đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị thích hợp, thông thường sẽ dùng thuốc chống dị ứng, kháng histamine. Riêng những trường hợp dị ứng nặng, sốc phản vệ cần cấp cứu ngay để giảm thiểu rủi ro.
Nhiễm nấm
► Nhiễm nấm có thể gây ngứa ngáy, nổi chấm đỏ trên da, thay đổi sắc tố da và nhiều rối loạn khác. Nhiễm nấm ngoài da thường liên quan đến việc vệ sinh da, yếu tố thời thiết và chế độ sinh hoạt…
Biện pháp xử lý
► Để khắc phục tình trạng nấm da cần điều trị tích cực bằng các loại thuốc chống nấm. Nên điều trị sớm để mang lại hiệu quả cao và hạn chế được nguy cơ tái phát bệnh. Tùy theo từng trường hợp nấm da cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng 1 trong các loại thuốc như ketoconazole, econazole, miconazol, clotrimazole và fenticonazole.
Bị viêm da tiếp xúc
► Nổi chấm đỏ trên da và ngứa cũng có thể là do viêm da tiếp xúc. Tình trạng viêm da tiếp xúc thường gặp ở những trường hợp như: cơ địa nhạy cảm, thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất mạnh, ảnh hưởng từ độc tố của một số loại côn trùng…
Biện pháp xử lý
► Tránh xa các yếu tố như: chất tẩy rửa, dung dịch vệ sinh da, các loại dung môi và sơn, côn trùng… Vì những yếu tố này có thể gây viêm da tiếp xúc hay khiến tình trạng bệnh tái phát trở lại.
► Để cải thiện tình trạng viêm da tiếp xúc, bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại dung dịch sát khuẩn, thuốc kháng histamine, thuốc điều trị sưng viêm (corticosteroide). Còn với trường hợp xuất hiện bội nhiễm, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng các loại kháng sinh.
► Ngoài ra, người bệnh cũng có thể áp dụng phương pháp Đông y để điều trị chứng viêm da tiếp xúc. Phương pháp này sử dụng các bài thuốc với nguyên liệu là các loại thảo dược thiên nhiên, không chỉ mang lại hiệu quả điều trị cao mà còn đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Chữa các bệnh viêm da bằng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang
Thông tin về bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang
Y học cổ truyền đã dày công nghiên cứu và bào chế thành công bài thuốc chữa các bệnh viêm da Thanh bì Dưỡng can thang.
Bài thuốc này chắt lọc những tinh hoa từ 20 bài thuốc cổ phương quý giá, trong đó có bài thuốc Trợ tạng bài của danh y Hải Thượng Lãn Ông. Từ đó tạo ra công thức ưu việt, kết hợp độc đáo giữa 3 dạng bào chế gồm: Thuốc uống, thuốc bôi và thuốc ngâm rửa.
Bài thuốc uống điều trị căn nguyên của bệnh
♦ Nguyên liệu: Thổ phục linh, Hồng hoa, Huyết đằng, Sa sâm, Bạch linh, Kim ngân hoa, Dạ dao đằng, Ké đầu ngựa, Bồ công anh, Đan sâm…
♦ Bài thuốc có tác dụng: Tiêu viêm, tăng cường giải độc, khu phong, thanh nhiệt… giúp loại bỏ căn nguyên gây viêm da. Đồng thời bài thuốc còn giúp ổn định cơ địa, điều dưỡng cơ thể, tăng cường thể trạng và sức đề kháng, hỗ trợ chức năng gan – thận… nhờ đó giúp phòng ngừa bệnh tái phát.
Bài thuốc ngâm rửa giúp sát khuẩn và làm sạch da
♦ Bài thuốc gồm các loại dược liệu quý có công dụng sát khuẩn như: Xuyên tâm liên, Hoàng liên, Sài đất, Ích nhĩ tử, Trầu không, Ô liên rô, Mò trắng, Khổ sâm…
♦ Cách thực hiện: Dược liệu sấy khô, sao tẩm rồi kết hợp với nhau theo tỉ lệ chính xác và đóng gói theo từng lần sử dụng. Khi dùng, người bệnh chỉ cần đun gói thuốc với nước rồi ngâm rửa vùng da bị viêm da để sát khuẩn, làm sạch da và phòng ngừa nhiễm trùng.
Comments