Đối với các trường hợp bị kích ứng, dị ứng thông thường sẽ được bác sĩ chỉ định dùng nhóm thuốc Chlorpheniramine Maleate. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bệnh nhân cần phải hiểu rõ những thông tin cơ bản về hoạt chất này, từ đó có hướng điều trị hợp lý, đảm bảo an toàn và tránh tác dụng phụ không đáng có.
THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ THUỐC CHLORPHENIRAMINE MALEATE
1. Giới thiệu thuốc Chlorpheniramine Maleate
Có tên gốc là Chlorpheniramine Maleate. Và tên biệt được là Chlorpheniramine maleate 4mg, Chlorpheniramine maleate RO4, Chlorpheniramine maleate, Codaewon tab.
Đây là loại thuốc thuộc nhóm thuốc chống dị ứng. Thành phần chính được bào chế từ Chlorpheniramine maleate.
2. Công dụng
Dược động lực: Thuốc hoạt động dựa theo cơ chế phong tỏa cạnh tranh của các thụ thể H1. Từ đó giúp cơ thể tránh khỏi những phản ứng dị ứng, kích ứng, mẫn cảm liên quan đến histamine, đồng thời kìm hãm, làm dịu phản ứng dị ứng, giúp cải thiện những triệu chứng xuất hiện ngoài da.
Loại thuốc này thuộc nhóm kháng histamine H1, do đó nó được chỉ định dùng để điều trị trong một số trường hợp sau:
– Người có phản ứng dị ứng với những yếu tố kích ứng.
– Bệnh nhân bị mắc những bệnh mãn tính, miễn dịch đường hô hấp cùng các triệu chứng mẫn cảm bên ngoài ra.
– Bên cạnh đó, thuốc cũng có tác dụng an thần nhưng khá ít.
3. Chỉ định của thuốc
Chlorpheniramine Maleate được chỉ định điều trị cho những trường hợp cụ thể sau đây:
– Người bị viêm mũi dị ứng do theo mùa hoặc viêm mũi dị ứng quanh năm.
– Các trường hợp xuất hiện triệu chứng dị ứng gồm: ngứa da, nổi mề đay, viêm kết mạc dị ứng, tình trạng viêm mũi vận mạch liên quan tới histamine, viêm da tiếp xúc, có dấu hiệu phù mạch và phù Quincke, dị ứng thức ăn, phản ứng do côn trùng đốt hay phản ứng với huyết thanh.
– Ngoài ra, thuốc còn được chỉ định cho một số triệu chứng từ bệnh thủy đậu và bệnh sởi.
– Chlorpheniramine Maleate có thể được dùng cho một số trường hợp khác tùy theo hướng dẫn của bác sĩ.
4. Chlorpheniramine Maleate có tác dụng phụ không
Thuốc Chlorpheniramine có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn trong thời gian dùng thuốc, gồm :
– Những biến chứng có liên quan tới đường hô hấp.
– Gia tăng nguy cơ sâu răng, nhất là những trường hợp dùng thuốc điều trị trong suốt thời gian dài.
– Xuất hiện một số vấn đề: ngủ gà, buồn ngủ, chóng mặt, hoa mắt, nhìn mờ, giảm tầm nhìn,…
– Tác dụng chống tiếng acetylcholin – nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng.
– Dẫn đến một số biến chứng ở mắt và thận.
– Một vài trường hợp còn bị nôn hoặc cảm thấy buồn nôn.
Nếu bệnh nhân gặp phải bất cứ tác dụng phụ nào được nêu ở trên hay những dấu hiệu bất thường khác, thì nên ngưng dùng thuốc và ngay lập tức báo cho bác sĩ biết để đảm bảo an toàn sức khỏe.
5. Các vấn đề thận trọng khi dùng thuốc
Một số trường hợp sau đây cần phải hết sức cẩn thận khi sử dụng thuốc:
– Không nên dùng cho trường hợp bị quá mẫn với bất cứ thành phần nào có trong thuốc.
– Bệnh nhân là người lớn tuổi, khoảng 60 tuổi trở lên.
– Mẹ bầu, mẹ đang cho con bú và đối tượng trẻ em.
– Những trường hợp đang lái xe, vận hành máy móc cần thận trọng vì có thể gây ra những nguy hiểm.
Bên cạnh đó, những trường hợp mắc một số vấn đề về sức khỏe khác cũng cần phải báo với bác sĩ để có định hướng điều trị hiệu quả và đảm bảo an toàn nhất.
6. Tương tác của thuốc Chlorpheniramine Maleate
Nếu sử dụng Chlorpheniramine Maleate cùng với một số loại thuốc khác, bệnh nhân sẽ gặp phải những tương tác thuốc không đáng có. Vì vậy, cần phải hết sức cẩn trọng với các loại thuốc được kể đến dưới đây:
– Nhóm thuốc làm ức chế monoamin oxidase, vì có khả năng gây ra chống tiết acetylcholin.
– Thuốc Ethanol và thuốc an thần tương tác với thuốc Chlorpheniramine maleate, dẫn đến tình trạng tăng ức chế lên hệ thần kinh trung ương.
– Chlorpheniramine dùng đồng thời với phenytoin có thể tương tác dẫn đến ngộ độc phenytoin vì quá trình ức chế chuyển hóa.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHLORPHENIRAMINE MALEATE VÀ LƯU Ý
1. Liều dùng và cách dùng
Đối với viêm mũi dị ứng:
– Dùng cho người lớn:
Dùng từ 4mg trước lúc đi ngủ hay theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Để điều trị viêm mũi dị ứng, bệnh nhân có thể dùng theo liều riêng suốt thời gian bùng phát viêm mũi dị ứng (trường hợp viêm mũi dị ứng theo mùa), hay chia thành nhiều đợt đẻ điều trị cho những đợt tái bùng phát viêm mũi trở lại.
– Dùng cho trẻ em:
Với trẻ từ 2 – 6 tuổi, dùng liều cách nhau khoảng 4 – 6 giờ, một lần uống 1mg và không uống quá 6mg mỗi ngày. Với trẻ từ 6 – 12 tuổi, nên dùng liều lượng 2mg trước lúc đi ngủ và tăng dần trong khoảng thời gian 10 ngày nhưng tối đa chỉ 12mg mỗi ngày.
Đối với dị ứng cấp:
Dùng với liều lượng 12mg và chia làm 1 – 2 lần uống.
Đối với dị ứng không biến chứng:
Dùng với liều từ 5 – 20mg ở dạng tiêm bắp tay hoặc tĩnh mạch.
Đối với hỗ trợ sốc phản vệ:
Sử dụng theo liều 10 – 20mg ở dạng tiêm tĩnh mạch hay có thể dùng theo liều lượng được bác sĩ chỉ định.
Đối với điều trị ở người cao tuổi:
Sử dụng theo liều 4mg và chia làm 2 lần dùng mỗi ngày. Thuốc mang lại tác dụng trong khoảng từ 36 giờ trở lên.
Ngoài ra, cũng có một số trường hợp khác được bác sĩ chỉ định liều dùng, thời gian sử dụng riêng để phù hợp với mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe.
2. Cách xử lý khi dùng Chlorpheniramine Maleate quá liều
++ Nhận biết các phản ứng quá liều:
– Khi dùng Chlorpheniramine Maleate với liều lượng 25 – 50mg / kg thể trọng cơ thể có thể gây chết.
– Nếu dùng quá liều, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng dễ nhận biết như an thần, động kinh, kích thích nghịch ở hệ thần kinh trung ương, loạn tâm thần, chống tiết acetylcholin, có triệu chứng co giật, phản ứng loạn trương lực, trụy tim mạch, loạn nhịp tim.
– Ngoài ra, cũng có thể xuất hiện những rối loạn trong chức năng gan, thận, cân bằng nước, hô hấp, điện giải cùng những vấn đề về tim mạch.
***Tham khảo thêm: Thuốc điều trị - Địa chỉ khám bệnh
Comments