Thuốc Kagasdine điều trị các bệnh như viêm loét dạ dày, tá tràng, thực quản. Thuốc có tiếng trên thị trường và thường xuyên có mặt trong tủ thuốc gia đình. Song, hầu hết người dùng lại không thực sự hiểu rõ về thuốc, việc sử dụng còn bừa bãi, thiếu an toàn.
NHỮNG THÔNG TIN CỤ THỂ VỀ THUỐC KAGASDINE
Việc tìm hiểu đầy đủ các thông tin về thuốc sẽ giúp quá trình sử dụng an toàn, hiệu quả, tránh được các tương tác thuốc và các tác dụng không mong muốn xảy ra.
Thành phần và công dụng
Theo giới thiệu từ nhà sản xuất, thành phần chính của Kagasdine là hoạt chất Omeprazol pellets có cơ chế hoạt động như sau:
+ Omeprazole pellets – là benzimidazol được gắn các nhóm thế có tác dụng ức chế sự gia tăng của axit dịch vị trong dạ dày do ức chế hệ enzym hydro/kali adenosin triphosphatase (hay còn gọi là bơm proton ở tế bào thành của dạ dày). Do đó sẽ nhằm kiểm soát và điều hòa môi trường axit trong dạ dày, thực quản.
+ Hoạt chất Omeprazol có khả năng kìm hãm được vi khuẩn Helicobacter pylori ở bệnh nhân bị loét tá tràng hoặc viêm thực quản do trào ngược dạ dày bị nhiễm loại vi khuẩn này.
+ Việc sử dụng thuốc Kagasdine kết hợp với một số loại thuốc khác khuẩn (clarithromycin, amoxicillin) có thể tiêu trừ H. pylori, làm liền ổ loét và hỗ trợ bệnh thuyên giảm bệnh lâu dài.
➦ Hoạt chất Omeprazol có thể bị tiêu hủy trong môi trường axit nên thuốc đã được bào chế ở dạng viên bao. Thuốc được thấm qua vách ruột và hòa tan ở ruột; giải phóng chậm nên thông thường sẽ có tác dụng sau 1 tiếng kể từ khi dùng thuốc.
Chỉ định điều trị
Với hoạt chất chính là Omeprazol có tác dụng chống tiết acid dịch vị, tiêu diệt các vi khuẩn HP… thuốc Kagasdine được chỉ định trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý sau:
+ Điều trị chứng viêm loét dạ dày
+ Điều trị bệnh trào ngược axit dạ dày – thực quản
+ Các trường hợp viêm loét tá tràng, viêm thực quản
+ Sử dụng trong điều trị tình trạng khó tiêu cho gia tăng tiết acid, tăng dịch vị
+ Thuốc cũng được sử dụng trong điều trị hội chứng Zollinger-Ellison.
+ Điều trị dự phòng loét dạ dày do căng thẳng stress hoặc loét do sử dụng thuốc chống viêm không steroid.
Chống chỉ định điều trị
Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất cũng như các chuyên gia y tế, thuốc Kagasdine sẽ không được chỉ định cho những người thuộc các trường hợp sau:
+ Quá mẫn cảm với thuốc đã sử dụng hoặc có tiền sử phản ứng dị ứng với Omeprazole và bất cứ thành phần nào có trong thuốc (được in trên bao bì kèm trong hộp thuốc)
+ Bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh lý về gan, thận
+ Trẻ em dưới 5 tuổi và người cao tuổi không được sử dụng
+ Phụ nữ mang thai hoặc đang trong giai đoạn cho con bú không được khuyến khích dùng thuốc. Hãy đi khám và tham khảo kỹ lưỡng ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.
➥ Nếu bệnh nhân chưa nắm rõ các thông tin này và đã vô tình dùng thuốc, hãy đến gặp bác sĩ kiểm tra, khai báo kịp thời để được xử lý, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Cách bảo quản thuốc
Để đảm bảo thuốc phát huy tốt công dụng, hiệu quả khi sử dụng; người bệnh cần chú ý đến việc bảo quản thuốc đúng cách. Như sau:
+ Để thuốc trong vỉ, chỉ lấy ra từng viên khi sử dụng
+ Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, không bị ẩm/ ướt, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp
+ Để thuốc tránh xa các vật nuôi trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ
+ Không được sử dụng thuốc đã quá hạn sử dụng (được in trên bao bì)
+ Không được dùng thuốc khi thấy các dấu hiệu bất thường: đổi màu, ẩm mốc, hư hỏng…
Cách dùng
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, uống trực tiếp bằng đường miệng với nước lọc hoặc nước sôi để nguội. Nên uống thuốc trước bữa ăn ít nhất là 1 giờ.
Bệnh nhân không được uống thuốc cùng với bia, rượu, sữa, đồ uống có gas hoặc chứa cafein… điều này gây kích thích hệ thống tiêu hóa, làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc.
Liều dùng
Tùy từng trường hợp bệnh lý, mục đích điều trị, độ tuổi, sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ/ dược sĩ sẽ có những chỉ định điều trị phù hợp. Cụ thể là:
+ Điều trị viêm loét tá tràng: ngày 1 viên, dùng thuốc liên tục từ 2 – 4 tuần.
+ Điều trị bệnh loét dạ dày và trào ngược axit: ngày 1 viên, dùng thuốc liên tục từ 4 – 8 tuần.
**Với tình trạng nghiêm trọng hoặc cơ thể bệnh nhân hấp thụ kém, liều lượng có thể tăng lên 40mg/ngày (2 viên). Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, không được tự ý tăng liều.
+ Điều trị hội chứng Zollinger – Ellison: Ngày 3 lần x mỗi lần 1 viên (nên uống vào trước các bữa ăn sáng-trưa-tối)
+ Điều trị dự phòng tái phát bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng: 20 – 40mg/ ngày theo chỉ dẫn bác sĩ
Hướng dẫn khi dùng thuốc thiếu hoặc quá liều
Thiếu liều: Việc thường xuyên quên liều/ thiếu liều sẽ gây “lờn thuốc” hoặc thời gian điều trị kéo dài. Do đó, nếu uống thiếu liều, hãy uống bù ngay khi nhớ ra, tuy nhiên nếu thời điểm uống 2 liều quá gần nhau, hãy bỏ qua liều thiếu và uống liều tiếp theo. Không được uống gộp 2 liều cùng lúc.
Quá liều: việc dùng thuốc Kagasdine quá liều gây nên các tác dụng phụ nghiêm trọng; do đó tuyệt đối không nên uống quá liều vì mong muốn hiệu quả nhanh.
Nếu uống quá liều, hãy cố nôn để loại bỏ thuốc ra ngoài. Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy đến các cơ sở gần nhất để được xử lý an toàn
Khi nào nên ngưng dùng thuốc:
Bệnh nhân điều trị bằng thuốc Kagasdine nên ngừng thuốc khi:
+ Đã điều trị dứt điểm được bệnh lý; các triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng hoặc trào ngược axit không còn.
+ Được bác sĩ điều trị chỉ định ngưng dùng thuốc và tuân thủ các chỉ dẫn chăm sóc khác.
+ Khi dùng thuốc và cơ thể xuất hiện các triệu chứng khác thường, nên ngưng dùng thuốc và đi kiểm tra, thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị thay thế.
NHỮNG CHÚ Ý QUAN TRỌNG KHI DÙNG THUỐC
Thận trọng khi dùng
Trước khi sử dụng thuốc Kagasdine bệnh nhân hãy đi kiểm tra, khai báo với bác sĩ về tiền sử dị ứng của bản thân để tránh các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.
Nếu người bệnh gặp các vấn đề như: khó nuốt, đau khi nuốt, ợ nóng kéo dài, loãng xương, có bệnh gan/ thận… hãy trao đổi cụ thể với bác sĩ để có chỉ định phù hợp.
Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ nhỏ… không được tùy tiện dùng thuốc. Tốt nhất, hãy dùng thuốc theo toa và đúng các hướng dẫn từ bác sĩ.
Tác dụng phụ
Theo các chuyên gia cho biết, trong quá trình dùng thuốc Kagasdine có thể xảy ra một số tác dụng phụ không mong muốn như:
+ Nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, cơ thể mệt mỏi, khô miệng
+ Tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, buồn nôn hoặc nôn
+ Nổi phát ban, mẩn ngứa, mề đay, đổ mồ hôi…
Một số trường hợp, có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như: giảm bạch cầu/tiểu cầu, thiếu máu, kích động, rối loạn thính giác, đau cơ-đau khớp…
Tương tác thuốc
Hiện nay, vẫn chưa có ghi nhận nào các tương tác giữa thuốc Kagasdine với các loại thuốc khác. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả chữa trị cũng như sự an toàn cho sức khỏe, bệnh nhân điều trị hãy thông báo với bác sĩ các loại thuốc đang dùng (kể cả vitamin, thảo dược) để được chỉ định điều trị phù hợp.
Trên đây là các thông tin về thuốc Kagasdine – không có tác dụng thay cho lời khuyên và hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Hãy liên hệ trực tiếp nếu bạn còn lo lắng, thắc mắc cần được hỗ trợ.
Comments