top of page

Sùi mào gà nên bôi thuốc gì hết ngứa?

[Hỏi] Chào bác sĩ! Em có nổi một số hạt mụn ở vùng kín, hơi ngứa ngứa. Tra trên google thì thấy giống sùi mào gà mà thông tin lan man quá nên em hơi hoang không biết là sùi mào gà có bị ngứa không? Nên bôi thuốc gì thì hết ngứa? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. (Minh T. – Quảng Ngãi)

[Tư vấn] Chào Minh T. có rất nhiều người có chung thắc mắc với bạn và gởi câu hỏi về cho chúng tôi. Các bác sĩ đã tổng hợp và trả lời ngay dưới đây.


TÌM HIỂU NHỮNG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA SÙI MÀO GÀ


Sùi mào gà là căn bệnh tình dục rất phổ biến hiện nay, có triệu chứng chính là sự xuất hiện các u nhú, mụn cóc, mụn thịt ở niêm mạc vùng kín nam và nữ giới. Hoặc các vị trí tiếp xúc với máu/dịch tiết của mầm bệnh như miệng, tay, chân, hậu môn…

Thực tế, sùi mào gà trải qua nhiều thời kỳ phát triển, ở mỗi giai đoạn như vậy lại có triệu chứng khác nhau. Rõ ràng thì sẽ bao gồm 4 giai đoạn sau:

++ Giai đoạn ủ bệnh: Thời gian ủ bệnh sùi mào gà khá dài, từ 3 tuần – 9 tháng. Và trong giai đoạn này hầu như không có triệu chứng gì đặc biệt.

++ Giai đoạn đầu: Người bệnh xuất hiện các triệu chứng đầu như xuất hiện u nhỏ nhỏ, mềm, màu hồng nhạt mọc đơn lẻ vài rải rác… hoặc những nốt mụn như đinh ghim khó nhìn thấy; hầu như sẽ không gây đau rát hoặc ngứa.

  • Đối với nam giới: Sùi mào gà mọc ở bao quy đầu, rãnh quy đầu, lỗ niệu đạo, bìu, hậu môn…

  • Đối với nữ giới: Nốt sùi mào gà mọc ở hai bên mép âm hộ, bên trong âm đạo, xung quanh hậu môn; thậm chí là bên trong cổ tử cung.



++ Giai đoạn nặng: Các nốt sùi bắt đầu phát triển nhanh, lan rộng liên kết lại với nhau thành mảng lớn, có dạng như mào gà hoặc hoa súp lơ… mềm, ẩm ướt, ấn vào có mủ chảy ra hôi thối. Lúc này nốt sùi cọ xát dễ gây đau đớn, chảy máu/mủ.

⇒ Các chuyên gia y tế cảnh báo “Sùi mào gà là căn bệnh nguy hiểm, nhiều tuýp HPV có liên quan tới ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật, ung thư vòm họng… Do đó, người bệnh cần đi khám và chữa trị


BỆNH SÙI MÀO GÀ CÓ BỊ NGỨA KHÔNG? BÔI THUỐC GÌ HẾT NGỨA?


Với thắc mắc của bạn Minh T. đã đề cập ở trên cũng như là câu hỏi chung của nhiều bệnh nhân khác, chúng tôi xin giải đáp vấn đề này như sau:


Giải đáp: Sùi mào gà có ngứa không?

Theo những trình bày về giai đoạn sùi mào gà nêu trên, thì nhận định chung là sùi mào gà không gây ngứa ở giai đoạn ủ bệnh và giai đoạn đầu. Tuy nhiên, một số trường hợp sùi mào gà trong giai đoạn này vẫn gây ra các phản ứng ngứa và đau vì:

+ Sùi mào gà phát triển ở cơ quan sinh dục, ẩm ướt cùng với sự tích tụ của bựa sinh dục (nam); khí hư (nữ) nên dễ kích thích niêm mạc và kết quả là vị trí mọc mụn bị ngứa ngáy.

+ Nốt sùi ngày càng phát triển to, người bệnh thấy cộm hoặc vướng, cọ xát vào quần áo khó chịu nên thường cạy gãi. Điều này gây đau rát, nốt mụn chảy máu, thậm chí gây viêm nhiễm, lây lan rộng và ngứa…

+ Còn ở giai đoạn nặng, khi nốt sùi mềm, ẩm ướt, dễ vỡ loét… thì đương nhiên sẽ gây rất nhiều đau đớn, ngứa rát và sự khó chịu cho người bệnh.

Như vậy, bệnh sùi mào gà có bị ngứa hay không còn phải xem xét từng trường hợp bệnh cụ thể, kết hợp với các triệu chứng trên lâm sàng khác. Người bệnh muốn chẩn đoán chính xác, cần đi khám chuyên khoa và làm xét nghiệm sùi mào gà.


Sùi mào gà bôi thuốc gì hết ngứa?

Nhiều bệnh nhân khi tìm hiểu thấy triệu chứng sùi mào gà tỏ ra hoang mang, lo lắng và đi xét nghiệm khám chữa. Song một phần đông bệnh nhân khác lại tìm hiểu cách chữa sùi mào gà tại nhà, bôi thuốc điều trị. Trong khi đó, hiện nay các loại thuốc bôi, thuốc dán mụn cóc sùi mào gà… được quảng cáo bán tràn lan, khiến nhiều người tin tưởng và tìm đến chữa trị.

Tuy nhiên, đây là những việc làm hết sức sai lầm. Các bác sĩ cho rằng “Sùi mào gà do virus gây ra, muốn điều trị phải tiêu diệt được virus bên trong. Trong khi đó, thuốc bôi sùi mào gà chỉ có tác dụng làm lành các tổn thương ngoài da, virus bên trong vẫn tiếp tục phát triển và nhân lên.

Do đó, nốt mụn lành rồi lại tái phát nhiều lần ở nhiều vị trí khác nhau. Và người bệnh nên chú ý rằng, sùi mào gà cũng không thể tự khỏi được nếu không can thiệp chữa trị kịp thời và đúng cách”

Việc tự ý bôi thuốc, điều trị bằng các biện pháp dân gian tại nhà khiến bệnh sùi mào gà ngày càng nặng và gây những biến chứng nghiêm trọng, việc điều trị khó khăn và tốn kém.


Phải làm sao để điều trị sùi mào gà dứt điểm?

Bệnh sùi mào gà mặc dù nguy hiểm nhưng vẫn có thể trị khỏi được, bệnh nhân khi có dấu hiệu nổi mụn vùng kín, dù đau rát hay không… cũng nên đi khám và tuân thủ các chữa trị của bác sĩ. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần thực hiện các lưu ý sau đây:

➤ Điều trị cùng bạn tình: Nguyên tắc trong điều trị sùi mào gà hoặc các bệnh tình dục khác cần phải điều trị cùng với bạn tình, nhằm tránh tình trạng tái nhiễm lại sau điều trị.

➤ Điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ: Ở mỗi giai đoạn bệnh lý, sẽ có phương pháp chữa trị khác nhau. Tại Phòng Khám Đa Khoa Miền Trung phác đồ điều trị sùi mào gà như sau:

  • Nếu bệnh nhẹ sẽ được điều trị bằng thuốc uống kết hợp thuốc bôi, thuốc đặt… theo chỉ dẫn bác sĩ và tái khám sau khi dùng hết liệu trình để bác sĩ kiểm tra.

  • Nếu bệnh nặng sẽ được trị bằng các phương pháp ngoại khoa như: đốt điện, đốt laser, áp lạnh, và phương pháp tiên tiến nhất là ALA-PDT. Đối với sùi mào gà tử cung ở nữ sẽ điều trị bằng Dao Leep.


➤ Lưu ý về quan hệ tình dục: Bệnh nhân nên kiêng quan hệ trong thời gian điều trị sùi mào gà cho đến khi bệnh khỏi hẳn. Sau điều trị cần xây dựng lối sống tình dục lành mạnh, và chung thủy…

➤Lối sống sinh hoạt: Bệnh nhân cần xây dựng lối sống khoa học, ăn uống đủ chất, kiêng ăn và nên bổ sung các thực phẩm cần thiết theo chỉ dẫn bác sĩ, tập luyện thể dục thể thao… để nâng cao hệ miễn dịch và giúp bệnh nhanh phục hồi.

Với những giải đáp về vấn đề Sùi mào gà có bị ngứa không? Bôi thuốc gì hết ngứa? do bác sĩ cung cấp hi vọng bạn Minh T. và bạn đọc có thể hiểu rõ hơn và chủ động hơn trong công tác phòng ngừa, chữa trị.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA MIỀN TRUNG

Thời gian hoạt động: 8:00 – 22:00 mỗi ngày kể cả ngày lễ

Địa chỉ : Tòa nhà Abtel Tower, 280 Nguyễn Hữu Thọ, P. Khuê Trung, Q. Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

Hotline tư vấn: 0236 36 11111

Comentarios


bottom of page