top of page

Nguyên nhân do đâu lại phát ban HIV

Hiện tượng phát ban do nhiễm HIV thường xuất hiện trong hai tháng đầu tiên sau khi phơi nhiễm với virus. Vậy cụ thể phát ban HIV là gì và khắc phục như thế nào? Bài viết sau xin chia sẻ những thông tin vể tình trạng phát ban HIV, nguyên nhân cũng như cách khắc phục hiệu, hi vọng có thể giúp ích cho những ai không may mắc phải căn bệnh thế kỷ này.


Biểu hiện phát ban ở người bị nhiễm HIV

► Phát ban là hiện tượng trên da xuất hiện những nốt phát ban có màu đỏ sẫm tại nhiều vị trí trên cơ thể như: ngực, thân, tứ chi, bàn tay, bàn chân, hay thậm chí là miệng… có thể gây ngứa hoặc không.

► Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể xuất hiện các triệu chứng đi kèm như: đau đầu, đau cơ, sốt, tiêu chảy… Phát ban do nhiễm virus HIV có thể ở mức độ nhẹ hoặc nghiêm trọng, thận chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

► Ngoài ra, một chứng phát ban trên da khá hiếm gặp là hội chứng Stevens – Johnson (SJS). Hội chứng này tuy hiếm gặp nhưng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng khi dùng thuốc kháng virus.

Hội chứng này có thể gây tổn thương 30% diện tích bề mặt da với các triệu chứng gồm:

♦ Niêm mạc và da xuất hiện các mụn nước

♦ Phát ban nhanh chóng

♦ Sốt và sưng lưỡi…

Vì sao người nhiễm HIV bị phát ban?

Theo UC San Diego Health, khoảng 90% người bị nhiễm HIV xuất hiện các triệu chứng về da và những triệu chứng này có thể thay đổi ở một số giai đoạn của bệnh.

Phát ban HIV có thể là dấu hiệu phơi nhiễm HIV, hoặc do tác dụng phụ của việc dùng thuốc hỗ trợ điều trị HIV (hay còn gọi là thuốc kháng virus), do bệnh nhiễm trùng cơ hội tấn công khi người bệnh bước sang những giai đoạn cuối. Cụ thể:


Do chuyển đổi huyết thanh trong giai đoạn đầu

♦ Phát ban HIV do phơi nhiễm thường xuất hiện trong 3 tuần đầu (hoặc muộn hơn) sau khi tiếp xúc với nguồn lây. Khi đó, hệ thống miễn dịch sẽ sản sinh ra một lượng lớn kháng thể nhằm chống lại kháng nguyên gây bệnh. Giai đoạn này được gọi là chuyển đổi huyết thanh, lúc này có thể phát hiện nhiễm trùng thông qua xét nghiệm máu.

♦ Trong vài tuần đầu khi đã nhiễm HIV, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng tương tự như cảm cúm và phát ban. Phát ban chủ yếu xuất hiện ở ngực hoặc lưng và không gây ngứa.

♦ Quá trình chuyển đổi huyết thanh cũng có thể gây ra một số triệu chứng khác như: sốt, sưng hạch bạch huyết.



Do sử dụng thuốc ức chế virus

Theo Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sinh Hoa Kỳ, sử dụng các loại thuốc kháng virus có thể gây ra tình trạng phát ban. Các loại thuốc này bao gồm:

♦ Abacavir (Ziagen): Thuốc có chứa chất ức chế men sao chép ngược không nucleoside (NNRTI).

♦ Nevirapine (Viramune): Thuốc có chứa hoạt chất ức chế men sao chép ngược (NNRTI)

♦ Amprenavir (Agenerase), Tipranavir (Aptivus): Thuốc ức chế protease (PI)

Ngoài ra, phản ứng dị ứng với thuốc hỗ trợ điều trị HIV cũng có thể gây phát ban, sốt và đau cơ.

Do các bệnh lý cơ hội (viêm da và nhiễm trùng)

Khi nhiễm HIV bước sang giai đoạn 3, người bệnh có thể bị phát ban do viêm da hoặc do mắc một số bệnh cơ hội khác. Nguyên nhân là do ở giai đoạn này hệ thống miễn dịch suy yếu, cơ thể mất dần khả năng chống lại những yếu tố gây bệnh, từ đó kích hoạt phản ứng phát ban trên da.

Bệnh viêm da

Những bệnh về da có thể gây phát ban khi nhiễm HIV bao gồm:

♦ Viêm mô tế bào: Là bệnh nhiễm trùng ở tầng sâu nhất của da gây sưng viêm và đau dữ dội, có thể bị sốt và lây lan nhanh chóng. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ một vết cắt nhỏ trên da, nhưng không phải tất cả các trường hợp xước da, trầy da đều gây viêm tế bào.

♦ Viêm nang lông: Là tình trạng các nang lông – có vị trí dưới da và là nơi mọc ra sợi lông bị nhiễm trùng. Viêm nang lông thường xuất hiện ở những vùng da chịu nhiều ma sát (do cạo hoặc mặc quần áo bó sát) như chân, mặt, nách…

Viêm nang lông có thể xuất hiện rải rác hoặc liên kế với nhau thành cụm lớn gây sưng đỏ, ngứa ngáy, đau kèm theo mủ.

♦ Viêm da tiết bã (chàm bã nhờn): Là dạng viêm da phổ biến hơn hết ở những người bị nhiễm HIV. Viêm da tiết bã có những triệu chứng như: ngứa, da nhiều dầu, rụng tóc, da nổi mảng bám lớn cùng với vảy tại các vị trí như da mặt, da đầu, ngực hoặc bẹn… Bệnh có thể nghiêm trọng hơn theo thời gian nếu không có biện pháp khắc phục sớm.

♦ Viêm da dị ứng: Là tình trạng viêm mạn tính có thể gây phát ban, kết vảy và ngứa ngáy tại các vị trí như: cổ tay, chân, mí mắt, khuỷu tay và mặt trong của đầu gối…

♦ Viêm da do ánh nắng mặt trời: Hiện tượng này cũng có thể gây phát ban, nổi mụn nước trên da hay hình thành những mảng da khô. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị: sốt, nhức đầu, buồn nôn…

♦ Sẩn cục: Là hiện tượng da tay, da chân xuất hiện những mụn lớn gây ngứa ngáy, khó chịu. Đặc biệt càng gãi sẽ càng ngứa ngáy và khiến vết thương bị chảy máu, nhiễm trùng…

♦ Bệnh ghẻ: Là bệnh do ký sinh trùng xâm nhập vào lớp thượng bì của da gây lở loét, ngứa ngáy….

Do nhiễm trùng

Phát ban ở người nhiễm virus HIV có thể là do mắc các bệnh nhiễm trùng như:

♦ Giang mai: Là bệnh xã hội nguy hiểm và khó điều trị, do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Khi mắc bệnh này, trên khắp bề mặt cơ thể và bộ phận sinh dục có thể xuất hiện những nốt phát ban. Ở giai đoạn thứ phát, giang mai cũng có thể gây phát ban, đau họng, sưng hạch.

♦ Nhiễm nấm Cadidan: Nấm miệng (nấm lưỡi, tưa lưỡi) là tình trạng nhiễm nấm Candida albicans ở khoang miệng. Người bị nhiễm nấm Candida có thể gặp phải các triệu chứng như: đau nứt khóe miệng, vòm miệng hay lưỡi xuất hiện lớp váng trắng dày.

♦ Nhiễm Herpes simplex (HSV): Virus Herpes simplex (còn được gọi là Herpes) có hai dạng là Herpes simplex 1 – Herpes miệng gây vết loét ở miệng, mặt; và Herpes simplex 2 – Herpes sinh dục gây loét ở bộ phận sinh dục.

Với những trường hợp bị HIV tiến triển, hệ miễn dịch dần suy yếu nên các tổn thương do HSV gây ra thường nghiêm trọng và kéo dài.

♦ Do mắc bệnh Zona: Zona là bệnh nhiễm trùng da do virus Varicella-zoster gây nên, virus này cũng là virus thủy đậu. Bệnh zona có dấu hiệu đặc trưng là: vùng da mặt, thân và cổ phát ban kèm mụn nước; có cảm giác đau đớn và khó chịu. Bệnh zona phổ biến và nghiêm trọng hơn ở những đối tượng nhiễm HIV tiến triển.

♦ U mềm lây (hay Molluscum contagiosum): Tổn thương trên da do u mềm lây có hình dạng tương tự mụn cóc và có thể lây lan cho người khác. Những tổn thương này thường không đau nhưng nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ lây lan và phát triển nhanh chóng.

♦ Các bệnh nhiễm trùng da khác: Khi bị nhiễm HIV, người bệnh cũng có thể bị nhiễm trùng da do các chủng vi khuẩn tụ cầu gây ra.

Mức độ tiến triển của tình trạng phát ban theo thời gian

Có thể nhận thấy, nguyên nhân phát ban HIV rất đa dạng. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân phát ban, tình trạng sức khỏe, cách chăm sóc và tiếp xúc với da truyền nhiễm, mức độ phát triển của tình trạng phát ban trên từng đối tượng là không giống nhau. Cụ thể:

► Phát ban do chuyển đổi huyết thanh thường xảy ra ngay sau 2 – 3 tuần phơi nhiễm với virus HIV và thường tự biến mất sau đó.

► Mức độ phát triển của hiện tượng phát ban do các bệnh lý mãn tính (Herpes, vẩy nến…) chủ yếu phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và khả năng miễn dịch của cơ thể. Việc dùng thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng virus Herpes có thể làm giảm mức độ của từng đợt bùng phát bệnh.

► Phát ban do nhiễm trùng có thể biến mất nếu có biện pháp điều trị kịp thời và phù hợp. Tuy nhiên, vì virus HIV gây suy giảm hệ miễn dịch nên triệu chứng phát ban có thể tái phát khi gặp điều kiện thích hợp.

Khi nào người bệnh nên thăm khám và làm xét nghiệm?

Bất kì ai cũng có khả năng phơi nhiễm với virus HIV sau khi tiếp xúc với máu, tinh dịch, dịch âm đạo hay sữa của người bị nhiễm HIV.

Những ai nghi ngờ bản thân tiếp xúc với những yếu tố trên và bị phát ban, cảm cúm nên liên hệ với bác sĩ; vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn bị phơi nhiễm HIV. Lúc này, xét nghiệm HIV là cách giúp phát hiện, hỗ trợ điều trị hiệu quả và kéo dài sự sống.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám, xét nghiệm sau khi tiếp xúc với những yếu tố nguy cơ gây phơi nhiễm HIV như:

► Sau khi bất cẩn sử dụng chung kim tiêm với người bệnh

► Quan hệ tình dục (an toàn hay không an toàn) với người nhiễm HIV

► Nuôi con bằng sữa của mẹ khi có kết quả xét nghiệm dương tính với HIV

Những người dương tính với virus HIV nên đi thăm khám khi vửa xuất hiện triệu chứng phát ban hoặc khi bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu phát ban lan rộng đi kèm với các triệu chứng như: sốt, nôn, ói mửa, sưng hạch bạch huyết… cần áp dụng biện pháp điều trị khẩn cấp.


Biện pháp hỗ trợ điều trị phát ban do nhiễm HIV

► Cho đến nay, vẫn chưa có thuốc điều trị HIV, điều này đồng nghĩa với việc người bệnh phải sống chung với phát ban HIV. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học, phát ban HIV có thể được kiểm soát bằng một số loại thuốc khác nhau.

► Chẳng hạn như các loại thuốc không kê đơn Benadryl dạng gel bôi hoặc Hydrocortisone Cream; giúp xoa dịu cảm giác ngứa ngáy và ổn định tình trạng bệnh trong một thời gian.


Thay đổi lối sống giúp hỗ trợ điều trị HIV

Ngoài việc dùng thuốc để kiểm soát tình trạng phát ban HIV, thay đổi lối sống khoa học cũng là một trong những biện pháp giúp cải thiện tình trạng bệnh:

► Tránh ở những nơi nóng nực hay ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, vì như vậy có thể khiến tình trạng phát ban HIV thêm nghiêm trọng hơn.

► Khi bắt đầu sử dụng xà phòng, kem dưỡng da hay các loại thực phẩm mới, cần cẩn thận vì chúng có thể kích hoạt phản ứng phát ban trên da. Khi đó, rất có khả năng người bệnh bị dị ứng. Tuy nhiên, nếu không chắc chắn nguyên nhân thì hãy liên hệ với chuyên gia để được tư vấn cụ thể.

Comments


bottom of page