top of page

Công dụng và liều dùng Cây bách hợp

Cây bách hợp còn được gọi với cái tên khác là cây tỏi rừng. Nhờ có nhiều công dụng nên cây bách hợp được sử dụng khá nhiều trong việc điều trị bệnh. Tuy nhiên, vẫn còn không ít người không biết cây bách hợp có công dụng gì, liều dùng và cách dùng như thế nào? Dưới đây là những thông tin cần biết về cây bách hợp, hãy cùng theo dõi để biết thêm một số bài thuốc từ loại dược liệu này nhé.

Thông tin cần biết về cây bách hợp

Cây bách hợp là loại dược liệu thuộc họ Hành tỏi. Nhờ có vị đắng và tính hơi hàn nên cây bách hợp có tác dụng nhuận phế cầm ho, thanh tâm an thần… nên thường được dùng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý như: đau bụng, đau cổ họng, ho lao, thổ huyết, phù thủng…

Tên gọi khác của cây bách hợp: Cây tỏi rừng

Tên khoa học của cây bách hợp: Bulbus Lili – Lilium Browii F.F. Br. var. Colchesteri Wils

Thuộc họ: Cây bách hợp thuộc họ Hành tỏi – có danh pháp khoa học là Liliaceae



Mô tả

► Cây bách hợp là dược liệu thuộc cây thân thảo, có thể sống lâu năm và thường có chiều cao khoảng 0.5m.

► Cây bách hợp có hoa màu trắng, đôi khi lại là màu hồng nhạt và có hình dáng tương tự như hoa loa kèn.

Phân bố

► Cây bách hợp thường mọc hoang ở các bờ mương, rẫy hoặc các trảng cỏ ở vùng núi như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai… Ngoài ra, loại dược liệu này còn được trồng ở một số nơi khác để lấy thân hành ăn.

► Cây bách hợp được trồng bằng giò như cách trồng hành và tỏi, sau khoảng một năm là có thể thu hái. Thông thường người trồng sẽ cắt hết hoa để củ phát triển mạnh và ra to hơn.

► Vào cuối mùa hè và đầu mùa thu, khi cây khô héo là có thể thu hoạch được củ. Sau khi thu hoạch củ, thì mang đi rửa sạch rồi dùng tay hay dao tách riêng ra từng vẩy. Sau đó nhúng vào nước sôi khoảng 5 – 10 phút hoặc nhúng cho đến khi chín tái thì mang sấy khô hoặc phơi khô.

Bộ phận sử dụng, thành phần hóa học và các tác dụng dược lý

• Bộ phận sử dụng: Phần củ của cây bách hợp

• Thu hái: Thời gian thu hái là vào cuối mùa hè – đầu mùa thu (tháng 7 – 8 âm lịch), khi thân và lá cây bách hợp bắt đầu khô héo thì đào lên để lấy phần củ.

• Chế biến cây bách hợp: Sau khi thu hái, dùng dao hoặc tay tách riêng từng vẩy rồi rửa sạch, mang phơi hoặc sấy khô. Sau đó bảo quản để dùng làm thuốc.

Còn theo Trung y, sau khi thu hái thì loại bỏ đất cát và rửa sạch. Tiếp đến phơi dược liệu cho hơi se se, tách ra thành từng tép; sau đó vẩy, phơi khô, sấy khô hoặc nhúng qua nước sôi rồi phơi khô.

Thành phần hóa học và những tác dụng dược lý của cây bách hợp

Thành phần hóa học của cây bách hợp

♦ Trong cây bách hợp chứa các thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe như: Chất xơ, vitamin C, 0.1% chất béo, 4% protit, 30% tinh bột.

Tác dụng dược lý của cây bách hợp theo y học hiện đại

Theo y học hiện đại, cây bách hợp có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý sau:

♦ Đau tai, điếc tai.

♦ Đau ngực thổ huyết, phổi thổ huyết

♦ Họng khô miệng khát, các chứng ho và viêm phế quản.

Tác dụng dược lý của cây bách hợp theo y học cổ truyền

♦ Theo y học cổ truyền, cây bách hợp có vị đắng và tính hơi hàn, qui vảo kinh Tâm, Phế. Nhờ vậy mà loại dược liệu này có những công tác dụng như: Nhuận phế trừ ho, thanh tâm an thần.

♦ Chủ trị các bệnh như: Đau cổ họng, đau bụng, đau tim, ho lao, thổ huyết, phù thủng.

♦ Ngoài ra, cây bách hợp còn điều trị phế âm suy kèm theo tình trạng hỏa vượng với các biểu hiện như: ho, ho ra máu.

Liều dùng, cách dùng và các bài thuốc từ cây bách hợp

♦ Liều dùng của cây bách hợp: 10 – 12g/ ngày

♦ Cách sử dụng: Có thể dùng khô, hoặc lấy dược liệu phơi khô rồi sắc lấy nước uống. Bên cạnh đó có thể nghiền nhuyễn dược liệu thành bột làm hoàn hay nấu thành cao để sử dụng dần.

♦ Kiêng kị: Không được phép sử dụng cây bách hợp cho những trường hợp bị ho do phong, tiêu chảy do tỳ vị bị hàn hay hàm xâm nhiễm.

Những bài thuốc từ cây bách hợp

Nhờ có thành phần hóa học và những tác dụng dược lý đa dạng, cây bách hợp được sử dụng trong nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh sau:

Trị ho không khỏi hoặc trong đàm có máu

Chuẩn bị: Cây bách hợp, khoản đông hoa với liều lượng như nhau.

Thực hiện: Rửa sạch dược liệu, sau đó sấy khô hoặc hấp. Nghiền nhỏ hoặc tán 2 vị thuốc trên thành bột mịn, sau đó mang thuốc luyện mật làm thành thuốc viên có kích bằng hạt nhãn. Uống 1 viên/ lần, uống trước khi ngủ, nên nhai nhỏ uống cùng với nước gừng và nuốt từ từ

Trị bệnh phổi thổ huyết bằng cây bách hợp như một loại thuốc điều trị

Chuẩn bị: Cây bách hợp

Thực hiện: Rửa sạch dược liệu sau khi thu hái, thái nhỏ, giã nhuyễn và lọc lấy nước. Chắt lọc lấy nước cốt, hòa cùng với một ít nước ấm và uống. Sử dụng 1 – 2 lần/ ngày đến khi nhận thấy bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm. Ngoài ra cũng có thể dùng dược liệu để nấu ăn hàng ngày.

Điều trị phế thủng nhiệt phiền muộn

Chuẩn bị: 4 lượng cây bách hợp

Thực hiện: Rửa sạch dược liệu vừa được thu hái, thái nhỏ. Trộn dược liệu cùng với nửa chén mật rồi cho vào nồi hấp đến khi mềm. Để nguội bớt rồi ngậm và nuốt nước.

Trị đau tai, điếc tai bằng cây bách hợp

Chuẩn bị: Cây bách hợp khô

Thực hiện: Nghiền dược liệu thành bột mịn, dùng 2 chỉ/ lần và uống với nước ấm. Dùng 2 lần/ ngày trong khoảng 5 – 7 ngày sẽ nhận thấy bệnh thuyên giảm đáng kể.

Chữa đau ngực thổ huyết bằng cây bách hợp

Chuẩn bị: Cây bách hợp

Thực hiện: Rửa sạch dược liệu sau khi thu hái, thái nhỏ, giã nhuyễn và lọc lấy nước. Chắt lọc lấy nước cốt, hòa cùng với một ít nước ấm và uống. Sử dụng 1 – 2 lần/ ngày đến khi nhận thấy bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.

Điều trị các chứng ho, viêm phế quản

Chuẩn bị: 30g cây bách hợp, 10g mạch môn, 10g thiên môn, 8g bạch lộ, 15g ý dĩ, 12g tang bì

Thực hiện: Rửa sạch các vị thuốc trên, sắc cùng với 1 lít nước bằng lửa nhỏ đến khi lượng nước thuốc trong nồi còn lại khoảng 400ml. Lọc lấy nước uống khi còn ấm, uống 3 lần/ ngày. Dùng 1 thang/ ngày và uống liên tục trong 7 ngày sẽ nhận thấy bệnh được cải thiện.

Trị ho lâu ngày, suy nhược, phổi yếu, lo âu, buồn bực, ít ngủ

Chuẩn bị: 20g cây bách hợp, 20g sinh định, 20g mạch môn, 5g tim sen.

Thực hiện: Rửa sạch dược liệu và sắc với 1 lít nước bằng lửa nhỏ trong 30 phút. Lọc lấy nước uống khi còn ấm, uống 3 lần/ ngày. Dùng 1 thang/ ngày và uống liên tục trong 7 ngày.

Chữa đau bụng, đau dạ dày mãn tính

Chuẩn bị: 30g cây bách hợp, 10g ô dược

Thực hiện: Rửa sạch dược liệu, sắc với 800ml nước bằng lửa nhỏ trong 30 phút đến khi lượng nước thuốc còn lại một nửa. Lọc lấy nước uống khi còn ấm, uống 3 lần/ ngày, 1 ngày/ 1 thang.

Chữa đại tiện ra máu bằng cây bách hợp

Chuẩn bị: Cây bách hợp

Thực hiện: Rửa sạch dược liệu và để ráo nước, tẩm rượu và cho vào chảo sao sơ. Nghiền nhuyễn dược liệu, khi dùng thì lấy khoảng 6 – 12g thuốc và uống cùng với nước lọc.

Chữa mất ngủ bằng cây bách hợp

Chuẩn bị: 30g bách hợp, 40g ngải cứu tươi, 30g hạt sen.

Thực hiện: Rửa sạch các dược liệu trên và hấp với thịt lợn ăn trong ngày.

Điều trị tim đập nhanh, dưỡng âm

Chuẩn bị: 30g cây bách hợp, 20g chi mẫu, 10g hoa hòe

Thực hiện: Rửa sạch dược liệu và sắc với 1 lít nước bằng lửa nhỏ đến khi lượng nước thuốc chỉ còn lại 400ml. Lọc lấy nước thuốc uống khi còn ấm nóng, 1 ngày/ 1 thang chia thành 3 lần uống/ ngày, sử dụng thuốc đến khi bệnh thuyên giảm.

Lời khuyên

► Các chuyên gia, bác sĩ Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu khuyến cáo, mặc dù cây bách hợp có thể hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng loại dược liệu này.


Mang đến sức khỏe cho bạn là niềm vinh hạnh của chúng tôi.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀN CẦU

✚ Địa chỉ: số 80 – 82 Châu Văn Liêm, Phường 11, Quận 5, TPHCM

✚ Thời gian làm việc: Từ 8h – 20h từ thứ 2 đến chủ nhật (kể cả lễ, tết)

✚ Hotline: 028. 3923 9999 - tư vấn miễn phí 24/24


Xem thêm các báo nói về chúng tôi:

Xem thêm các videos trực quan tại:

Comments


bottom of page