Lần đầu mang thai bên cạnh cảm giác hạnh phúc thì không ít mẹ bầu bối rối không biết phải làm gì. Những điều phụ nữ mang thai cần biết khi có thai lần đầu được chia sẻ ngay trong bài viết dưới đây sẽ giúp các chị em chưa có kinh nghiệm mang thai có được một thai kỳ suôn sẻ, vui vẻ đón thành viên mới chào đời.
NHỮNG ĐIỀU PHỤ NỮ MANG THAI CẦN BIẾT KHI CÓ THAI LẦN ĐẦU
Với những chị em mang thai lần đầu thì cần có sự chuẩn bị sức khỏe sinh sản thật tốt để có một thai kỳ khỏe mạnh. Dưới đây là những điều cơ bản mà phụ nữ mang thai cần biết khi có thai lần đầu:
Các dấu hiệu mang thai
+ Sau khi quan hệ tình dục mà không áp dụng các biện pháp tránh thai nếu nhận thấy các triệu chứng như: Trễ kinh, buồn nôn, đau lưng, đau ngực, thèm chua, ngực to hơn, tâm trạng thay đổi thất thường… thì nhiều khả năng các chị em đã có “tin vui” rồi đấy.
+Thế nhưng để đảm bảo chính xác hơn thì các chị em có thể kiểm tra bằng que thử thai tại nhà hoặc đến cơ sở y tế siêu âm, thăm khám.
Khám thai định kỳ
+ Khám thai định kỳ là điều mà phụ nữ mang thai cần biết. Khi mang thai các chị em nên tuân thủ những mốc khám thai định kỳ bác sĩ đưa ra. Việc khám thai sẽ giúp cơ hội để người mẹ tìm hiểu sự phát triển của bé cũng như nắm rõ tình trạng sức khỏe của mình.
+ Bên cạnh đó, khám thai định kỳ còn giúp phát hiện sớm những vấn đề bất thường ở thai nhi để có biện pháp xử lý đúng đắn.
Các giai đoạn mang thai
+ Thai kỳ thường được chia thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn gồm 3 tháng và được gọi là tam cá nguyệt. Ở mỗi giai đoạn cơ thể thai phụ sẽ có những thay đổi khác nhau như thay đổi huyết áp, hormone, hô hấp và quá trình trao đổi chất. Các mẹ bầu nên chú ý theo dõi những thay đổi này trong suốt quá trình mang thai để có biện pháp khắc phục.
Tiêm vắc xin khi mang thai
+ Tiêm vắc xin trong quá trình mang thai sẽ giúp ngăn ngừa việc mẹ bầu bị ốm hay lây nhiễm bệnh sang cho con từ khi còn trong bụng mẹ hoặc khi chào đời. Trong đó có một số bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng để thể chất và trí tuệ của bé.
+ Ở mỗi giai đoạn khác nhau của thai kỳ, thai phụ sẽ được bác sĩ tư vấn tiêm loại vắc xin thích hợp. Thường là các loại vắc xin như: Vắc xin viêm gan B, viêm gan A, phòng ngừa cúm, vắn xin uốn ván, bạch hầu và ho gà, vắc xin viêm màng não.
Quan hệ tình dục
+ Nữ giới vẫn có thể quan hệ tình dục khi mang thai nhưng cần kiêng quan hệ vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Đối với những chị em có tiền sử sẩy thai hoặc sinh non thì phải kiêng hẳn.
Mua sắm các vật dụng cho bé
+ Mẹ bầu hãy lên danh sách các vật dụng cần thiết cho bé rồi mua sắm dần dần, đừng để đến phút cuối cùng mới mua. Những vật dụng mà bé cần là: quần áo, tả lót, chiếu, chăn, sữa và các đồ dùng để em bé bú.
Chọn nơi sinh thích hợp
+ Các cặp vợ chồng nên lên kế hoạch chọn sẵn bệnh viện để sinh con với các tiêu chí như: An toàn, phù hợp với điều kiện tài chính của gia đình giúp mẹ bầu an tâm hơn khi sinh nở.
+ Bên cạnh đó các chị em có thể suy xét đến một số tiêu chí khác như: trình độ chuyên môn của bác sĩ, vệ sinh, thời gian thăm nuôi, khoảng cách từ nhà đến bệnh viện.
PHỤ NỮ MANG THAI CẦN BIẾT CÁC MỐC KHÁM THAI QUAN TRỌNG
Khám thai định kỳ là điều mà thai phụ cần lưu ý trong quá trình mang thai. Đặc biệt phụ nữ mang thai cần biết những mốc khám thai quan trọng và không được bỏ qua những lần khám thai này:
Khám thai vào tuần thứ 12
+ Lần khám thai này có thể phát hiện những dị tật đầu tiên xuất hiện ở thai nhi. Bởi vì từ tuần 11 – 13 của thai kỳ mới có thể cho kết quả đo độ mờ da gáy chính xác. Từ đó phát hiện các dị tật bẩm sinh có liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể như: Thoát vị cơ hoành, dị dạng tim, hội chứng Down…
+ Sau tuần thứ 13 sẽ khó phát hiện các dị tật liên quan đến rối loạn nhiễm sắc thể hơn, mất đi cơ hội can thiệp sớm nhằm hạn chế tối đa các rủi ro xảy ra trong thai kỳ.
+ Nếu hình ảnh siêu âm từ tuần 11 – 13 phát hiện các bất thường về di truyền ở thai nhi, bao gồm hội chứng Down, bác sĩ sẽ khuyến cáo thai phụ thực hiện chọc dò nước ối ở tuần 15 – 18 để xác định thai nhi có bị dị tật hay không. Đây là xét nghiệm tiền sản có độ chính xác cao, chọc dò ối có thể gây sảy thai nhưng rất thấp, dưới 1%.
Khám thai vào tuần thứ 22
+ Vào thời điểm này, kích thước thai nhi tương đối lớn, các cơ quan nội tạng đã dần hình thành và phân chia rõ rệt nên sẽ dễ dàng phát hiện dị tật khi thăm khám. Nếu dị tật nghiêm trọng bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm xét nghiệm, nếu buộc phải đình chỉ thai sẽ được thực hiện trước tuần thai 28.
+ Với kỹ thuật siêu âm 4D có thể khảo sát hình thái thai nhi để phát hiện dị tật ở hầu hết các cơ quan và nội tạng. Đồng thời còn đo chiều dài tứ chi, đường kính hộp sọ, xác định trạng của tim, phổi, dạ dày…
Khám thai vào tuần thứ 32
+ Lúc này thai nhi đã lớn, những bất thường nếu chưa được phát hiện ở mốc khám trước thì đến nay có thể thấy rõ. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra ngôi thai, bánh nhau và lượng nước ối để đảm bảo thai nhi phát triển tốt ở giai đoạn cuối thai kỳ.
+ Dù có dị tật hay không thì bác sĩ cũng sẽ không đình chỉ thai nhi sau tuần 30, vì nếu được sinh ra thai nhi vẫn có thể sống. Việc phát hiện dị tật thai ở tuần 30 – 32 chỉ nhằm giúp gia đình chủ động trong việc chuẩn bị khi sinh nở và vấn đề chăm sóc, điều trị cho bé sau sinh.
PHỤ NỮ MANG THAI CẦN BIẾT ĐIỀU NÊN LÀM VÀ CẦN TRÁNH KHI CÓ THAI
Ngoài những những điều trên thì phụ nữ mang thai cần biết những điều nên và không nên làm trong thời gian mang thai để đảm bảo có được một thai kỳ khỏe mạnh. Cụ thể
Những việc nên làm khi mang thai
+ Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng: Chú ý tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt (thịt, gan, phủ tạng) và uống thêm viên uống bổ sung sắt, chất đạm (cá thịt, tôm, cua, sữa, các loại đậu), các vitamin (rau xanh và trái cây tươi). Nên tăng khẩu phần ăn thêm 1/4, có thể ăn nhiều bữa hơn, thay đổi món và cách chế biến để kích thích cảm giác ngon miệng và dễ hấp thu.
+ Chú ý giữ gìn vệ sinh khi ăn uống: Mẹ bầu nên rửa tay kỹ càng trước khi chuẩn bị bữa ăn và trước khi ăn, không thái thực phẩm đã chín trên thớt đã thái thực phẩm sống.
+ Chú ý việc dùng thuốc: Hãy thông báo cho bác sĩ các loại thuốc mà bạn đang dùng ngay khi mang thai. Nếu trong quá trình mang thai buộc phải dùng thuốc kháng sinh thì phải hỏi ý kiến bác sĩ vì thuốc kháng sinh có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
+ Tập luyện thể dục nhẹ nhàng: Việc này sẽ giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh và hỗ trợ tốt hơn cho quá trình sinh nở.
+ Vệ sinh thân thể: Tắm nước ấm ở nơi kín gió, không nên ngâm mình trong bồn tắm. Nên vệ sinh bộ phận sinh dục thường xuyên hơn vì khi mang thai vùng kín sẽ tăng tiết dịch nhiều hơn, đặc biệt phải vệ sinh sạch sẽ sau khi đại tiện – tiểu tiện. Lau phần vú bằng khăn vải mềm, không nên xoa núm vú để tránh kích thích các cơn co bóp tử cung.
+ Chuẩn bị tốt cho việc sinh nở: Chuẩn bị tốt những vật dụng cần thiết và sắp xếp gọn gàng để thuận lợi mang theo khi đi sinh, không để lúng túng khi chuyển dạ đột ngột.
Những việc cần tránh khi mang thai
+ Kiêng ngay các chất kích thích: Không hút thuốc lá; không uống rượu bia, coca, ca cao, socola; hạn chế ăn gia vị như hành, tỏi, ớt, tiêu… khi mang thai. Vì những chất này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và làm tăng nguy cơ dị tật ở thai nhi, đặc biệt thuốc lá có thể khiến trẻ bị nhẹ cân và sinh non.
+ Tránh làm việc trong môi trường độc hại: Môi trường làm việc nhiều tiếng ồn, ô nhiễm khói bụi hay hóa chất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi. Nếu đã từng có tiền sử sảy thai, sinh non thì không nên làm việc nặng.
+ Tránh căng thẳng: Thai phụ không nên quá căng thẳng, lo âu vì đây có thể là nguyên nhân gây đẻ non; hãy giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ để có thai kỳ ổn định.
+ Tránh di chuyển xa: Thai phụ cần hạn chế việc di chuyển xa khi mang thai, vì tình trạng xóc nảy khi đi đường, khí hậu hay áp suất thay đổi đột ngột sẽ không có lợi cho em bé.
+ Tránh tiếp xúc với vật nuôi: Trên cơ thể động vật có một loại ký sinh trùng tên là Toxoplasmosis, loại ký sinh trùng có thể xâm nhập từ cơ thể mẹ đến nhau thai, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.
+ Tránh lạm dụng các loại vitamin: Các viên uống bổ sung vitamin A rất quan trong với thai phụ, đặc biệt là với trẻ nhỏ và thai nhi. Tuy nhiên thai phụ không được phép lạm dụng viên uống này vì vitamin A liều cao có thể gây rối loạn khi mang thai, chỉ dùng thuốc theo đúng liều lượng bác sĩ quy định.
KHÁM THAI ĐỊNH KỲ ĐỂ CÓ MỘT THAI KỲ KHỎE MẠNH
Bệnh cạnh những điều cần biết khi mang thai, để có một thai kỳ ổn định và khỏe mạnh các mẹ bầu nên khám thai định kỳ, để phát hiện sớm các bất thường của thai nhi và có biện pháp xử lý đúng đắn.
Nếu sinh sống ở TPHCM, mẹ bầu có thể lựa chọn khám thai tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu (80-82 Châu Văn Liêm, Phường 11, Quận 5) để được kiểm tra chính xác và an toàn. Khám thai tại đây các mẹ bầu sẽ được làm các bước kiểm tra chẩn đoán thai kỳ như:
+ Siêu âm ổ bụng: Là phương pháp giúp xác định tuổi thai, kích thước và hình dáng của thai.
+ Siêu âm đầu dò: Phương pháp này có thể dễ dàng phát hiện thai đã làm tổ trong tử cung hay chưa, các bất thường ở vùng kín để hỗ trợ điều trị và chăm sóc thai kỳ dễ dàng hơn.
+ Xét nghiệm máu: Nồng độ Beta HCG trong máu có thể cho biết các chị em đang mang thai ở tuần thứ mấy, hay gặp phải bệnh lý gì khiến nồng độ hormone tăng cao.
Xem thêm thông tin về chúng tôi:
+ Báo phụ nữ EVA: Phòng Khám phụ khoa Hoàn Cầu
+ Báo VTV: Hoàn Cầu - Địa chỉ khám bệnh phụ khoa uy tín tại quận 5, TPHCM
+ Báo Sức khỏe & Đời sống: Thực hư về chất lượng Đa Khoa Hoàn Cầu như thế nào?
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀN CẦU
Thời gian hoạt động: 8:00 – 20:00 mỗi ngày kể cả ngày lễ
Địa chỉ phòng khám: 80-82 Châu Văn Liêm, P.11, Q.5, TP.HCM
Website: dakhoahoancautphcm.vn/suc-khoe-sinh-san-158
Hotline tư vấn: (028) 3923 9999
Comments