top of page

Từ điển bệnh học: bệnh áp xe hậu môn

Áp xe hậu môn được biết đến là tình trạng mưng mủ, tạo thành các ổ áp xe quanh khu vực hậu môn. Đa phần, tình trạng này chính là kết quả của nhiễm trùng từ các tuyến nhỏ. Bệnh lý thường so vi khuẩn tụ cầu hoặc vi khuẩn đường ruột gram âm gây ra. Hình thức của các ổ áp xe nằm khá sâu bên trong mô hậu môn. Vì thế, sẽ khiến người bệnh có thể phát hiện khi ở giai đoạn khởi phát.


Triệu chứng và Dấu hiệu bệnh áp xe hậu môn


Áp xe nông có thể rất đau; phù nề quanh hậu môn, đỏ và đau là đặc trưng của bệnh. Sốt rất hiếm. Áp xe sâu hơn có thể ít đau hơn nhưng gây ra các triệu chứng nhiễm độc (ví dụ, sốt, ớn lạnh, khó chịu). Có thể không có triệu chứng quanh hậu môn, nhưng thăm trực tràng có thể thấy đau, sưng nề thành trực tràng. Áp xe chậu trực tràng cao có thể có đau bụng, sốt mà không có triệu chứng ở trực tràng. Đôi khi sốt là triệu chứng duy nhất.


Chẩn đoán


+ Đánh giá lâm sàng + Đôi khi khám bệnh có gây mê hoặc hiếm khi chụp cắt lớp vi tính Những bệnh nhân có áp xe thông ra da, thăm trực tràng bình thường và không có dấu hiệu của bệnh các cơ quan khác không cần thiết thực hiện chẩn đoán hình ảnh. CT scan rất hữu ích khi nghi ngờ có áp xe ở sâu hoặc bệnh Crohn. Áp xe ở cao hơn (trên cơ thắt) cần chụp CT để xác định nguồn gốc nhiễm khuẩn trong ổ bụng. Những bệnh nhân có bất kỳ dấu hiệu gợi ý áp xe sâu hơn hoặc áp xe quanh trực tràng phức tạp Bệnh Crohn nên được thăm khám khi gây tê trong lúc dẫn lưu.



Điều trị

+ Mở ổ áp xe và dẫn lưu + Kháng sinh cho bệnh nhân có nguy cơ cao Mở ổ áp xe nhanh chóng và dẫn lưu liên tục được đặt ra và không nên đợi đến khi áp xe rò ra da. Rất nhiều khối áp xe có thể được dẫn lưu như một thủ thuật, áp xe ở sâu có thể cần dẫn lưu trong phòng mổ. Với bệnh nhân sốt, hạ bạch cầu trung tính hoặc tiểu đường hoặc những người bị viêm mô tế bào cũng nên chỉ định kháng sinh (ví dụ: ciprofloxacin 500 mg mỗi 12 giờ và metronidazole 500 mg mỗi 8 giờ, ampicillin / sulbactam 1,5 g tĩnh mạch mỗi 8 giờ). Kháng sinh không được chỉ định cho những bệnh thể trạng tốt có áp xe nông. Rò hậu môn-trực tràng có thể xuất hiện sau dẫn lưu.


Những điểm chính

+ Áp xe hậu môn trực tràng có thể ở bề mặt hoặc ở sâu. + Áp xe bề mặt có thể chẩn đoán dựa vào lâm sàng và được dẫn lưu trong phòng mổ hoặc phòng cấp cứu. + Áp xe sâu thường đòi hỏi chẩn đoán dựa vào hình ảnh CT và phải được dẫn lưu trong phòng mổ + Các bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và những người có áp xe sâu nên được dùng kháng sinh. Phòng ngừa bệnh Áp xe hậu môn Nếu được điều trị và chăm sóc phù hợp, người bệnh sẽ hoàn toàn được hồi phục trong một thời gian ngắn;

  • Có chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh;

  • Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, khô thoáng;

  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục;

  • Thay bỉm thường xuyên và vệ sinh đúng cách trong khi thay bỉm đối với trẻ nhỏ và bé tập đi.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Áp xe hậu môn Chẩn đoán áp xe hậu môn thông thường nhất kiểm tra trực tràng kỹ thuật số để đánh giá lâm sàng (chụp đại tràng số hóa). Tuy nhiên, vẫn cần chỉ định một số xét nghiệm để sàng lọc, kiểm tra với một số trường hợp bệnh nhân khác:

  • Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

  • Bệnh viêm ruột

  • Bệnh túi thừa

  • Ung thư trực tràng

Ngoài ra có thể chỉ định người bệnh siêu âm, chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ để có thể chẩn đoán chính xác nhất và nhanh nhất.Các biện pháp điều trị bệnh Áp xe hậu môn Khi khối mủ vùng hậu môn vỡ, người bệnh cần được phẫu thuật tháo mủ (có gây tê). Trường hợp nặng, người bệnh có thể phải nhập viện để gây mê phẫu thuật với trường hợp áp xe rộng và sâu. Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ dùng thuốc giảm đau và kháng sinh. Kháng sinh không nhất thiết phải dùng, nhất là với những người thể trạng khỏe mạnh và sức đề kháng tốt. Kháng sinh nên dùng với trường hợp người bệnh bị tiểu đường hay suy giảm hệ miễn dịch. Người bệnh cần có thời gian để hồi phục sau phẫu thuật. Dẫn lưu phẫu thuật là quan trọng, tốt nhất là trước khi áp xe xảy ra. Áp xe bề mặt hậu môn có thể được dẫn lưu sử dụng gây mê tại chỗ. Đôi khi, phẫu thuật rò hậu môn có thể được thực hiện từ 4 - 6 tuần sau khi áp xe được dẫn lưu. Lỗ rò có thể không xuất hiện nhiều tháng hoặc nhiều năm sau áp xe hậu môn. Vì vậy, phẫu thuật lỗ rò thường là một thủ thuật riêng biệt, có thể được thực hiện ở bệnh nhân ngoại trú hoặc nằm viện ngắn ngày. Lời khuyên cho người bệnh là ngâm vùng bị bệnh trong bồn tắm nước ấm 3-4 lần/ngày. Làm mềm phân được khuyến nghị để giảm khó chịu của nhu động ruột. Một số người bệnh được khuyên mang gạc hoặc miếng thấm nhỏ để ngăn dịch dẫn lưu làm bẩn quần áo. Xem thêm báo 24h nói về chúng tôi: Địa chỉ điều trị bệnh hiệu quả và tiết kiệm: https://bit.ly/3br6Hac #titanhealthy #healthyblog #dakhoahongcuong PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG CƯỜNG Thời gian hoạt động: 8:00 – 20:00 mỗi ngày kể cả ngày lễ Địa chỉ phòng khám: 87-89 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM Website: https://benhvientri.com.vn/ Hotline tư vấn: (028) 39 (028) 3863 9888

Comments


Capture1.JPG
bottom of page