Táo bón ra máu (đi cầu ra máu) là hiện tượng xuất hiện máu lẫn trong phân hoặc chảy thành giọt/ thành tia khi đi đại tiện. Sẽ có khá nhiều nguyên nhân bệnh lý khác nhau liên quan đến tình trạng này, chẳng hạn như: bệnh trĩ, viêm trực tràng, viêm đại tràng, polyp đại tràng,... Vì thế, bạn cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng và thăm khám ngay khi gặp phải triệu chứng này.
BỊ TÁO BÓN RA MÁU LÀ BỆNH GÌ?
Tình trạng táo bón có chảy máu được xem là dấu hiệu cảnh báo khá nhiều bệnh lý khác nhau liên quan đến hậu môn – trực tràng nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung. Theo khảo sát ngành y tế, táo bón ra máu rất có thể cho thấy bạn đang mắc các bệnh lý sau:
Nứt kẽ ở hậu môn
Đây là một loại bệnh lý hậu môn – trực tràng khá phổ biến ở nhiều người. Nguyên nhân chính gây nên loại bệnh này đó chính là táo bón kéo dài, khiến người bệnh phải dùng sức rặn nhiều để đẩy phân ra ngoài. Điều này sẽ gây tổn thương và nứt kẽ hậu môn, chảy máu ít hoặc nhiều, tùy vào tình trạng vết nứt.
Bệnh trĩ (trĩ nội, trĩ ngoại hoặc hỗn hợp)
Dù mắc trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp thì cũng đều có chung dấu hiệu chảy máu khi đi đại tiện, đặc biệt là khi bị táo bón. Bởi, lúc này các tĩnh mạch thành hậu môn bị tổn thương nghiêm trọng, gây nên hiện tượng chảy máu. Tuy các búi trĩ chữa lộ rõ nhưng tình trạng chảy máu cũng được xem là dấu hiệu nhận biết ban đầu của nhóm bệnh trĩ này.
Rò ống tiêu hóa
Rò ống tiêu hóa là tình trạng xuất hiện các lỗ rò giữa hậu môn và trực tràng hoặc hậu môn và da. Khi gặp phải tình tràng này, người bệnh sẽ có các dấu hiệu như: phân lẫn máu, lỗ rò lở loét chảy mủ, dịch tiêu hóa xuất hiện bất thường,...
Viêm đại tràng/ trực tràng
Một trong những nguyên nhân bệnh lý gây nên hiện tượng táo bón chảy máu đó chính là viêm đại tràng/ trực tràng. Đây là phần cuối của ruột giả, gần với hậu môn. Thông thường, người bệnh khi bị viêm đại tràng/ trực tràng sẽ có dấu hiệu chảy máu khi đi đại tiện, đau tức bụng dưới và khu vực gần hậu môn,...
Sa trực tràng
Sa trực tràng cũng là loại bệnh lý rất dễ gặp ở nhiều đối tượng, đặc biệt là người thường xuyên bị táo bón. Bởi, trong quá trình rặn sẽ tạo áp lực đến trực tràng, gây nên hiện tương sa toàn bộ hoặc sa một phần. Đương nhiên, khi bị táo bón, thành trực tràng sẽ bị tổn thương, chảy máu ít hoặc nhiều, đau bụng dưới, căng tức khi đi đại tiện,...
Polyp đại tràng – dạ dày
Khi đại tràng – dạ dày của bạn hình thành các khối polyp, chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng khá nhiều đến việc tiêu hóa. Đặc biệt, khi các khối polyp này phát triển lớn, gây chèn ép lên thành đại tràng – dạ dày, gây nên hiện tưởng đại tiện khó, táo bón kéo dài. Thông thường, khi mắc bệnh lý này, bạn sẽ có dấu hiệu như: đi cầu ra máu, phân lẫn máu, tiêu chảy xen lẫn táo bón, đau quặn vùng bụng dọc theo khung đại tràng, đầy hơi, chướng bụng,...
Ung thư đại trực tràng
Đây chính là tình trạng xuất hiện các khối ung thư ở đại tràng hoặc trực tràng. Các triệu chứng điển hình để nhận biết khi mắc loại bệnh lý này đó chính là táo bón hoặc tiêu chảy có lẫn máu, phân xuất hiện dịch nhầy bất thường, đi đại tiện không hết phân, cơ thể mệt mỏi, sụt cân,...
Ngoài ra, hiện tượng táo bón ra máu có thể là do xuất huyết tiêu hóa, bệnh kiết lỵ, viêm dạ dày,... Hầu hết những nguyên nhân bệnh lý này đều có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu như không được điều trị sớm.
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN RA MÁU
Nếu bạn chỉ bị táo bón thông thường do chế độ ăn uống, sinh hoạt, công việc,... thì có thể tự điều chỉnh lại là được. Tuy nhiên, nếu đó là hiện tượng táo bón ra máu, bạn tuyệt đối không nên chủ quan. Bởi như đã chia sẻ ở trên, đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy, điều trị các bệnh lý liên quan đến táo bón ra máu bằng cách nào?
Dùng đông y - bài thuốc dân gian
Nhiều người bệnh thường ưu tiên áp dụng các bài thuốc dân gian để điều trị tình trạng táo bón chảy máu do bệnh trĩ gây nên. Trong đó, phải kể đến việc dùng các loại cây tự nhiên, tinh dầu, củ, quả,... như: tinh dầu dừa, lá trầu không, rau diếp cá, quả sung,... Tuy nhiên, cách này thường chỉ phù hợp khi tình trạng bệnh trĩ ở mức độ nhẹ. Đồng thời, bạn cũng phải kiên trì dài ngày, thực hiện đúng quy cách, hợp vệ sinh thì mới có hiệu quả.
Áp dụng thuốc Tây theo chỉ định
Khi bị táo bón ra máu, nhiều người bệnh có xu hướng chọn dùng các loại thuốc nhuận tràng, thuốc cầm máu, thuốc kháng viêm,... Tuy nhiên, nếu tự ý mua về sử dụng mà không thông qua việc thăm khám và chỉ định của bác sĩ thì tình trạng bệnh khó có thể khỏi, chưa kể đến các tương tác có hại khác.
Vì thế, nếu bạn muốn việc áp dụng thuốc Tây để chữa các bệnh liên quan đến táo bón ra máu thì hãy đến các cơ sở y tế/ bệnh viện/ phòng khám để thực hiện siêu âm, xét nghiệm, kiểm tra chính xác loại bệnh lý gây nên hiện tượng này là gì.
Phương pháp ngoại khoa - phẫu thuật
Có khá nhiều thủ thuật ngoại khoa được áp dụng cho từng trường hợp bệnh lý khác nhau liên quan đến hiện tượng táo bón ra máu. Chẳng hạn: + Bệnh trĩ: thắt vòng cao su, treo trĩ, chích xơ, phẫu thuật cắt trĩ,... + Polyp đại tràng, dạ dày: phẫu thuật cắt bỏ khối polyp, đảm bảo chức năng của dạ dày, đại tràng. + Ung thư đại trực tràng: xạ trị, hóa trị để ngăn chặn sự lây lan/ di căn sang các khu vực khác. + Sa trực tràng: phẫu thuật cắt bỏ phần trực tràng bị sa, điều chỉnh lại ống trực tràng - hậu môn. Để việc chữa trị các bệnh lý liên quan đến tình trạng táo bón ra máu đạt hiệu quả tối đa, bạn cần phải tìm địa chỉ y tế tốt nhất để thăm khám và đưa ra hướng khắc phục phù hợp.
NÊN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN RA MÁU Ở ĐÂU TPHCM?
Táo bón ra máu là hiện tượng không hề đơn giản như bạn nghĩ. Phần lớn, nó là dấu hiệu nhận biết nhiều loại bệnh lý khác nhau đang tiềm ẩn bên trong cơ thể của bạn. Vì thế, để biết chắc chắn nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì thì bạn cần phải thăm khám ngay để được kiểm tra chính xác.
Lúc này, tốt nhất bạn nên tìm ngay cho mình một địa chỉ y tế có chuyên khoa hậu môn trực tràng để kiểm tra. Nếu đang ở TP HCM, bạn có thể chọn đến Phòng Khám Trĩ Hồng Cường. Đây là nơi đã điều trị khỏi cho hàng loạt đối tượng mắc các bệnh lý liên quan đến táo bón ra máu. Cụ thể: + Người bệnh sẽ được thực hiện quy trình khám bệnh khép kín với các bước siêu âm, xét nghiệm, kiểm tra chi tiết, nhằm chẩn đoán bệnh lý chính xác nhất. + Ưu tiên áp dụng các phương pháp hiện đại để điều trị các bệnh lý liên quan đến táo bón ra máu như: Dùng thuốc đặc trị/ thuốc kháng sinh (điều trị các loại bệnh lý viêm nhiễm nhẹ), PPH/ HCPT (điều trị bệnh trĩ, rò hậu môn,...), phẫu thuật (chữa polyp đại tràng, dạ dày),... + Mọi bệnh nhân đều được bác sĩ chuyên khoa trực tiếp điều trị, theo dõi suốt quá trình chữa bệnh, đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nhất. + Trải nghiệm các dịch vụ y tế tốt nhất, được chăm sóc đặc biệt để tăng thời gian hồi phục tối đa. + Áp dụng mức phí phù hợp với từng loại tình trạng bệnh lý, niêm yết công khai để người bệnh chủ động tài chính trước khi khám và điều trị. Bạn đừng nghĩ rằng, táo bón ra máu sẽ tự khỏi nếu như không chữa trị. Bởi, đã có nhiều trường hợp, người bệnh vì chủ quan mà dẫn đến nhiều biến chứng có hại đến sức khỏe. Để được tư vấn chi tiết hơn, bạn có thể nhấp vào >Khung chat< bên dưới hoặc gọi đến hotline: (028) 38 646 888 để được bác sĩ giải đáp ngay bây giờ. Xem thêm báo 24h nói về chúng tôi: Địa chỉ điều trị bệnh hiệu quả và tiết kiệm: https://bit.ly/3br6Hac #titanhealthy #healthyblog #dakhoahongcuong PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG CƯỜNG Thời gian hoạt động: 8:00 – 20:00 mỗi ngày kể cả ngày lễ Địa chỉ phòng khám: 87-89 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM Website: Đa khoa Hồng Cường TPHCM Hotline tư vấn: (028) 39 (028) 3863 9888
Comments