top of page

Tìm hiểu về bệnh Gout

Bệnh gout (gút) hay thống phong là bệnh rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận, từ đó khiến thận dần không còn khả năng lọc axit uric trong máu. Bình thường, axit uric là vô hại, được hình thành bên trong cơ thể và đào thải ra bên ngoài qua nước tiểu – phân.

Tổng quan thông tin về bệnh Gout

Bệnh gout (gút) là gì?

Với những bệnh nhân mắc bệnh gout, lượng axit uric sẽ tích tụ trong thời gian dài. Khi nồng độ axit quá cao sẽ hình thành những tinh thể nhỏ của axit uric. Những tinh thể này có thể di chuyển và tập trung tại các khớp, gây viêm và sưng đau dữ dội.



Triệu chứng khi mắc bệnh gout

Khi mắc bệnh gout, người bệnh thường nhận thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng sau:

 Tại các khớp có dấu hiệu viêm, sưng đỏ và cảm thấy nóng quanh khớp, khi chạm vào sẽ rất đau nhức.

 Khó chịu và đau dữ dội nhất là khi về đêm gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

 Các cơn đau do mắc bệnh gout thường kéo dài khoảng 5 – 7, sau đó sẽ giảm dần. Khi không còn cảm giác đau thì các khớp sẽ hoạt động lại bình thường.

 Khả năng vận động của những người mắc bệnh gout bị hạn chế.

 Người bệnh có thể bị sốt nhẹ và ớn lạnh, ăn uống kém, sức khỏe suy giảm.

Các giai đoạn phát triển của bệnh

Bệnh gout không mang tính bùng phát mà thường phát triển qua 4 giai đoạn, cụ thể:

Giai đoạn 1: Hàm lượng axit uric có trong máu tăng cao, tình trạng này xảy ra trong nhiều năm và không có triệu chứng.

Giai đoạn 2: Đến giai đoạn này có thể xuất hiện các cơn gout cấp và cảm giác sưng đau khớp. Tình trạng này thường sẽ khỏi sau 3 – 10 ngày điều trị nhưng cũng có thể kéo dài hơn nếu chậm trễ chữa trị, đồng thời sẽ xuất hiện thường xuyên và nghiêm trọng hơn.

Giai đoạn 3: Các cơn đau biến mất và người bệnh có thể hoạt động trở lại bình thường.

Giai đoạn 4: Bệnh phát triển sang giai đoạn mãn tính. Về lâu dài các khớp có thể bị biến dạng dẫn dến tình trạng xương và sụn bị hư hại. Dần dần có thể gây nên các biến chứng về thận như: Suy thận, sỏi thận, hình thành các khối tophi.

Vì sao lại bị mắc căn bệnh Gout này?

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh gout, trong đó chủ yếu là do các nguyên nhân sau:

Do tuổi tác, chế độ sinh hoạt và tình trạng sức khỏe

 Thống kê cho thấy có 95% nam giới mắc bệnh gout ở độ tuổi 30 – 60 tuổi

 Do rối loạn về gen xuất phát từ nguyên nhân di truyền. Tuy nhiên mắc bệnh gout do nguyên nhân này thường hiếm gặp.

 Thường xuyên sử dụng rượu bia hay các chất kích thích cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

 Bên cạnh đó, những ai thừa cân hay bị béo phì cũng có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn bình thường.

Rối loạn chuyển hóa axit uric

Rối loạn chuyển hóa axit uric là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh gout. Có thể là tăng sản xuất axit uric, giảm đào thải axit uric hoặc cả hai trường hợp này. Rối loạn chuyển hóa axit uric có thể là do:

 Người bệnh ăn nhiều thực phẩm giàu đạm và purin như: nấm, hải sản, trứng, thịt và nội tạng động vật…

 Người mắc các bệnh suy thận, viêm cầu thận… có thể làm suy giảm chức năng lọc và đào thải axit uric của thận khiến hàm lượng axit này tăng cao và tích tụ lại trong cơ thể.

 Việc mắc các bệnh lý như: bệnh bạch cầu cấp, cao huyết áp, tim bẩm sinh… cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa axit uric gây ra bệnh gout

 Sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh cũng có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Bao gồm các loại thuốc sau: Aspirin, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng lao, thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc ức chế tế bào sử dụng trong điều trị ung thư…

Biến chứng nguy hiểm của bệnh Gout

Bệnh gout nếu không được điều trị hiệu quả có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như:

♦ Có nguy cơ tái phát cao dù đã được chữa khỏi, có thể phá hủy khớp của bệnh nhân nếu không được kiểm soát tốt.

♦ Hình thành các khối tophi trong khớp như tại vành tai, khuỷa tay, ngón chân, gót chân, mu bàn chân… gây cứng và sưng khớp, làm giảm khả năng vận động.

♦ Mắc bệnh sỏi thận hoặc sỏi đường tiết niệu do có nhiều tinh thể urat.

bottom of page